Gỗ lũa là một loại gỗ được lấy từ phần gốc của cây cổ thụ quý hiếm sau khi chết. Chính vì vậy, loại gỗ này có sự đặc biệt và giá trị cao về thẩm mỹ cũng như nghệ thuật. Để có thể chế tác thành các tác phẩm nội thất, gỗ phải được qua nhiều công đoạn với bàn tay tỉ mỉ từ các nghệ nhân. Cùng Edeninterior tìm hiểu chi tiết về gỗ lũa tại đây nhé.

Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa là phần gốc của cây cổ thụ khô sau khi bị chết bào mòn thành hóa thạch. Thời gian có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn năm. Vì vậy, mỗi gốc cây chỉ có một hình thù độc nhất vô nhị.

Gỗ lũa quý hiếm được lấy từ lõi cây sau khi chết

Gỗ lũa quý hiếm được lấy từ lõi cây sau khi chết

Ngoài ra, chỉ có các loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, gỗ hương, gỗ táu, gỗ mun, gỗ nghiến, gỗ muồng đen,… mới tạo thành gỗ lũa. Các loại gỗ quý hiếm này thường mọc sâu bên trong rừng ở những vùng đất khô cằn và thiếu chất dinh dưỡng.

Đặc điểm của gỗ lũa

Gỗ lũa sau khi được khai thác sẽ đục, đẽo lấy phần xương gỗ (hay còn gọi là phần lõi) và chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật. Gỗ lũa tự nhiên có những đặc điểm sau đây:

  • Độ cứng: gỗ chắc chắn, không mục ruỗng, không bị mối mọt xâm nhập và gây hại, đặc biệt là không chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
  • Hình dạng: gỗ có hình dạng độc đáo, đa dạng và không trùng lặp.
  • Màu sắc: gỗ lũa trong lòng đất sẽ có màu sắc tự nhiên của gỗ; gỗ lũa ngâm trong bùn sẽ có màu mun, màu sừng; gỗ lũa được hình thành từ mưa gió sẽ có màu sắc tự nhiên và có vân đẹp mắt, đều màu.
Gỗ lũa có màu sắc sặc sỡ và độc đáo

Gỗ lũa có màu sắc sặc sỡ và độc đáo

Gỗ lũa có mấy loại?

Căn cứ vào các đặc điểm từ gỗ lũa có thể chia gỗ thành 3 loại: lũa nằm sâu trong lòng đất, lũa được tạo thành từ mưa gió và lũa chìm trong bùn nước. Đặc điểm riêng của từng loại gỗ như sau:

Phân loại gỗ lũa

Phân loại gỗ lũa

  • Lũa nằm sâu trong lòng đất: loại gỗ này giữ được hoàn toàn màu sắc của tự nhiên nhưng lại rất khó khai thác và thường nằm sâu trong lòng đất, nếu không cẩn thận chặt đứt đi phần rễ sẽ làm mất giá trị của lũa tự nhiên.
  • Lũa được tạo thành từ mưa gió: đây là loại lũa lớn nhất trong 3 loại lũa chính. Được người chơi gỗ chuyên nghiệp yêu thích bởi vẻ tự nhiên và các vân gỗ đẹp mắt, sinh động.
  • Lũa chìm trong bùn nước: lũa có màu nâu ngả đen do ngâm quá lâu trong nước.

Ngoài các loại gỗ lũa chính trên đây còn có một số gỗ lũa được lấy từ cây gỗ tự nhiên sau khi chết như: lũa ngọc am đỏ, lũa gỗ xá xị, lũa gỗ hương, lũa trắc, lúa hương đỏ, lũa gù hương, lũa linh sam, lũa gỗ trai, lũa gỗ pơmu, lũa hoàng đàn,…

Gỗ lũa giá bao nhiêu?

Lũa càng đẹp sẽ có giá trị càng cao, mức giá của lũa còn phụ thuộc vào loại gỗ lũa và một số yếu tố như:

Gỗ lũa có giá trị cao

Gỗ lũa có giá trị cao

  • Nguồn gốc của gỗ lũa: một trong những tiêu chí quan trọng nhất để quyết định mức giá của gỗ lũa. Các loại gỗ quý trong tự nhiên được định giá khác nhau. Vì vậy, sau khi chết gỗ lũa được hình thành và có mức giá tỷ lệ với loại gỗ ban đầu.
  • Kích thước: lũa càng to càng gây khó khăn trong quá trình khai thác, vì vậy giá trị càng lớn.
  • Hình dạng của gỗ lũa: mỗi loại gỗ lũa sẽ có hình dạng khác nhau, không có gỗ nào trùng lặp với nhau. Vì vậy, các loại gỗ có hình dạng càng độc đáo, càng có giá trị cao.

Công đoạn tạo nên một sản phẩm gỗ lũa

Gỗ lũa có giá trị rất cao về nghệ thuật và kinh tế. Vì vậy, để cho ra một sản phẩm gỗ lũa chế tác, nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến gia công.

Các công đoạn tạo nên gỗ lũa

Các công đoạn tạo nên gỗ lũa

Đầu tiên, nghệ nhân sẽ tìm gốc cổ thụ quý hiếm, sau đó đợi trời mưa to làm đất mềm hơn rồi tiến hành đào gốc. Sau khi đã lấy được nguyên liệu, những gốc gỗ còn tươi phải được phơi khô cho bớt nhựa từ 1 đến 2 tháng và gọt bỏ phần vỏ ngoài, chỉ lấy phần lõi cây làm thành gỗ lũa.

Người chế tác sáng tạo nghệ thuật của mình nhưng phải đảm bảo giữ được các đường nét tự nhiên của cây gỗ. Thông thường, gỗ lũa rất cứng, các đường nét nghệ thuật là một sự kiên nhẫn, tỉ mỉ gọt giũa.

Bước tạo hình cho sản phẩm là bước vô cùng quan trọng. Vừa phải bảo đảm giá trị của sản phẩm, vừa phải đảm bảo giá trị về nghệ thuật. Vì vậy, bước này đối với những nghệ nhân lâu năm cũng chưa bao giờ đơn giản.

Ứng dụng của gỗ lũa trong đời sống

Chính vì sự quý hiếm và giá trị mà nó mang lại, lũa đã trở thành một loại đồ trang trí nội thất xa xỉ và có giá trị thẩm mỹ vô cùng cao.

Bàn ghế gỗ lũa

Nội thất như bàn ghế được làm từ gỗ lũa có số lượng không lớn, bởi loại gỗ này vô cùng quý giá và khan hiếm.

Bàn ghế được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Bàn ghế được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Bàn ghế được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Bàn ghế được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Bàn ghế được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Bàn ghế được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Gỗ lũa làm đồ gỗ mỹ nghệ

Với màu sắc và giá trị đặc biệt, vì vậy loại gỗ này thường được tạo hình đẹp mắt, độc đáo để sử dụng làm các tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Tác phẩm nghệ thuật được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Tác phẩm nghệ thuật được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Tác phẩm nghệ thuật được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Tác phẩm nghệ thuật được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Tác phẩm nghệ thuật được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Gỗ lũa dùng để điêu khắc tượng phật

Chất liệu gỗ tốt và bền đẹp theo thời gian, vì vậy thường được dùng để tạc tượng phật, giúp cho các bức tượng có tính thẩm mỹ cao.

Tượng phật được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Tượng phật được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Tượng phật được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Tượng phật được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Tượng phật được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Tượng phật được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Gỗ lụa được dùng trang trí bể cá thủy sinh

Ngoài một số ứng dụng trên đây, gỗ lũa còn được dùng làm đồ trang trí trong bể thủy sinh. Tạo nên một công trình độc đáo và được đánh giá cao.

Cây cảnh trong bể thủy sinh được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Cây cảnh trong bể thủy sinh được làm từ gỗ lũa mẫu 1

Cây cảnh trong bể thủy sinh được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Cây cảnh trong bể thủy sinh được làm từ gỗ lũa mẫu 2

Cây cảnh trong bể thủy sinh được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Cây cảnh trong bể thủy sinh được làm từ gỗ lũa mẫu 3

Xem thêm thông tin của các loại gỗ khác:

Gỗ thuỷ tùng Gỗ đinh hương Gỗ Pơ mu Gỗ sao Gỗ thông Gỗ trầm hương
Gỗ mun Gỗ trai Gỗ me tây Gỗ sồi Gỗ cẩm lai
Gỗ phay Gỗ xà cừ Gỗ hương đỏ Gỗ xoan đào Gỗ căm xe
Gỗ cao su Gỗ tần bì Gỗ dỗi Gỗ gụ Gỗ xá xị
Gỗ gõ đỏ Gỗ lim Gỗ hoàng đàn Gỗ óc chó Gỗ dâu rừng

Hy vọng thông tin từ bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn phần nào về gỗ lũa cũng như đặc điểm ứng dụng của loại gỗ này. Tuy nhiên, loại gỗ này khá đắt tiền và quý hiếm, vì vậy bạn cần chọn các nguồn cung ứng nổi tiếng và uy tín trên thị trường để mua gỗ.

Rate this post
Ngô Văn Thoan

Kiến trúc sư với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm thực tế dày dặn cùng gu thẩm mỹ cao đã tạo nên các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Tính ứng dụng đi kèm với sự sáng tạo là điều tiên quyết trong mỗi sản phẩm mà anh luôn tâm đắc.