Những loại gỗ gần gũi như lim, gụ, sồi, xoan đào,… đã được khai thác từ sớm và được nhiều người biết đến. Nhưng gỗ cao su chỉ mới nổi lên không lâu cũng đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu để làm đồ nội thất. Để lý giải sức hút của loại gỗ này EDEN sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết. Sau khi biết gỗ cao su có tốt không bạn có thể dựa vào đó cân nhắc có nên dùng gỗ cao su hay không. Cùng nội thất EDEN khám phá những kiến thức thú vị về loại gỗ cao su sinh thái ngay bên dưới nhé!
Gỗ cao su ghép thanh là loại gỗ gì?
Thông thường các cây cao su có độ tuổi trên 30 năm và không còn mủ nữa sẽ được khai thác lấy gỗ. Gỗ cao su vào nhà máy chế biến gỗ, sau quá trình cưa xẻ thành các thanh nhỏ.
Đặc điểm của cây cao su là đường kính nhỏ nên khó có thể sử dụng ngay được. Thay vào đó các thanh gỗ sẽ được ghép nối bằng công nghệ hiện đại thành tấm ván lớn. Như đã nói ở trên, gỗ cao su được chọn từ các cây lâu năm đã hoàn thành chu trình cho mủ nên vân rất đẹp. Vân gỗ có độ uốn lượn, uyển chuyển rất độc đáo và màu vàng thu hút. cây cao su lâu năm. Đó chính là lý do loại gỗ cao su bạn hay gặp trên thị trường là ván gỗ cao su ghép.
Đây hoàn toàn là nguồn nguyên liệu bền vững vì quá trình khai thác thân thiện với môi trường. Chỉ khi cây cao su hoàn thành chu kỳ lấy mủ người ta mới tiến hành khai thác gỗ. Vì thế làm nội thất gỗ cao su cũng được xem là biện pháp giúp cải thiện hệ sinh thái. Tóm lại gỗ cao su ghép thanh đặc biệt cho hiệu quả kinh tế cao, sau khi khai thác mủ còn có thể lấy gỗ làm nội thất.
Quy trình xử lý và sản xuất gỗ cao su như thế nào?
Gỗ cao su chỉ mới được quan tâm trong vài thập kỷ trở lại đây nhờ sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật. Loại gỗ này sẽ mang đến giá trị sử dụng cao nếu được xử lý tẩm, sấy tốt bằng công nghệ hiện đại. Những loại gỗ quý thuộc các nhóm gỗ cao ngày càng khan hiếm và giá cả rất cao. Vậy nên đồ nội thất làm bằng gỗ cao cấp được đẩy giá lên rất cao, chỉ những gia đình khá giả mới đủ tự tin sử dụng chúng. Lúc này giải pháp tối ưu hơn sẽ là loại gỗ mang tính bền vững và sinh thái.
Khám phá quy trình xử lý gỗ cao su
Để tạo ra gỗ cao su ghép (hay ván ghép thanh gỗ cao su) đã trải qua quy trình sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Gỗ cao su sẽ được cưa, bào, phay sau đó ghép bằng các mộng răng cưa dùng keo làm chất liên kết. Để tạo thành gỗ cao su ghép thành phẩm cần phải có công nghệ biến tính gỗ để đảm bảo tính ổn định. Gỗ cũng sẽ độ bền tốt hơn và hạn chế tối đa sự biến dạng trong quá trình sử dụng. Một thành phần không thể thiếu là máy ép chân không dùng để ghép thanh gỗ tự nhiên. Keo phải là loại chuyên dụng để đảm bảo gỗ có độ bền tốt không thua kém gỗ tự nhiên. Gỗ cao su có tốt không chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc có xử lý đúng cách không.
Chi tiết quy trình sản xuất gỗ cao su
Để giúp bạn hiểu chính xác quy trình sản xuất có thể chia ra 5 bước chủ yếu. Đây là một quy trình đòi hỏi có công nghệ đạt chuẩn và hệ thống sản xuất đảm bảo thì mới cho ra thành phẩm tốt.
Giai đoạn 1:
Cây cao su được đốn hạ, đưa vào các máy cưa công suất lớn xẻ thành từng thanh gỗ. Thanh gỗ tiếp tục được đưa vào ngâm tẩm trong bồn tẩm áp lực với thời gian nhất định. Bồn này đã được pha trộn các loại hoá chất cần thiết để gỗ thành phẩm có tác dụng ngăn ngừa mối mọt và làm đều màu gỗ.
Giai đoạn 2:
Thanh gỗ ngâm đủ thời gian trong hóa chất sẽ đưa đến lò sấy có độ ẩm khoảng 12%. Gỗ chỉ được đóng kiện theo tiêu chuẩn xuất khẩu khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn về độ ẩm. Qua nhiều bước tẩm sấy gỗ cao su mới đủ chắc và đủ khả năng chống mối, mọt hoàn hảo.
Giai đoạn 3:
Các thanh gỗ cao su sấy hoàn chỉnh lại được đem đi bào ở tổ phôi bào. Hoàn thành bước này sẽ mang đi cắt bỏ những vị trí mắt xấu, cho ra những thanh gỗ theo yêu cầu. Quá trình cắt tạo ra những thanh gỗ thừa là củi vụn có thể tận dụng để làm thành ván ép. Còn những thanh dài đủ tiêu chuẩn tiếp tục quy trình sản xuất tại máy đánh đầu và được nối lại.
Giai đoạn 4:
Thanh gỗ dài đạt chuẩn lại được đưa sang máy ghép dọc để tạo ra những tấm gỗ rộng. Nhà máy sẽ dựa trên yêu cầu để tiến hành cắt thành những hình dạng khác. Bằng cách sử dụng máy rong hai cạnh tạo nên những chiếc răng cưa ở hai đầu tấm gỗ. Công đoạn tiếp theo là ghép chúng lại thành những tấm ván ghép cho qua giai đoạn cuối.
Giai đoạn 5:
Giai đoạn cuối cùng kết thúc quy trình này và cho thành phẩm ván ghép hoàn chỉnh. Cụ thể, những tấm ván ghép lớn sẽ được cho qua máy nhám thùng với mục đích làm nhẵn bề mặt. Kết quả có được cuối cùng là những tấm ván ghép cao su đạt chuẩn để làm đồ nội thất.
Các kiểu ghép nối tạo thành ván gỗ cao su
Cũng như nhiều loại gỗ ghép thanh khác, có 3 kiểu ghép thanh gỗ cao su thông dụng. Bạn có thể dựa vào mô tả bên dưới để phân biệt các kiểu: song song, ghép mặt, ghép cạnh.
Ghép các thanh gỗ song song
Cũng như tên gọi, ván gỗ được tạo thành từ các thanh gỗ cao su sẽ được ghép song song. Trong cách ghép này có quy định thanh gỗ phải có cùng chiều dài với nhau. Tuy nhiên không có quy định về chiều rộng, có thể tận dụng các thanh gỗ chiều rộng khác nhau.
Ghép gỗ mặt: ghép đầu, ghép finger (răng cưa)
Để ghép theo cách này, hai đầu các thanh gỗ sẽ được xẻ thành các hình răng cưa. Tiếp theo chúng được lần lượt gắn lại với nhau sao cho các thành có chiều dài bằng nhau. Các thanh gỗ này lại được ghép thành tấm ván ghép hoàn chỉnh và rất chắc chắn đấy. Lúc này nhìn vào bề mặt của tấm ván sẽ chỉ thấy các vết răng cưa.
Ghép cạnh
Cách ghép này có đặc biệt hơn đôi chút vì gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu. Có phần giống ghép răng cưa ở chỗ thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa. Sau khi ghép lần lượt thành các thanh có chiều dài bằng nhau thì lại tiến hành ghép song song.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng gỗ cao su ghép thanh là gì?
Muốn trả lời cho câu hỏi gỗ cao su có tốt không cần xem xét cả ưu và nhược điểm của nó. Nhìn chung, gỗ cao su có thớ gỗ dày, và màu vàng hấp dẫn, vân gỗ cũng có sộ gợn sóng rất đẹp. Gỗ ghép cao su có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau, có tính ứng dụng cao. Nhiều ý kiến cho rằng gỗ cao su có thể so sánh với những tấm ván nguyên từ cây gỗ cứng thông thường. Không khó hiểu khi loại gỗ này được xem là nguyên liệu thay thế những cây gỗ quý.
Ưu điểm của loại gỗ cao su
- Dẻo dai, có độ bền cao do giữ được tính đàn hồi tự nhiên của gỗ. Có thể uốn cong hay duỗi thẳng trong mức độ nhất định vì rất khó gãy nứt. Đặc tính này cho phép đồ nội thất từ gỗ cao su có khả năng chịu lực rất tốt.
- Thân thiện với môi trường: Loại nguyên liệu tái sinh được tận dụng, khai thác sau quá trình cho mủ. Có khả năng chống cháy khá tốt, trong trường hợp cháy cũng không thải các chất độc hại.
- Gỗ cao su qua xử lý đặc biệt sẽ không ngậm nước, không thấm nước nên rất hữu ích.
- Là cây gỗ lâu năm nhưng cho cảm giác mềm mại, khi tiếp xúc rất dễ chịu.
- Giá thành là ưu điểm được quan tâm nhất vì mức giá hợp lý nên sẽ phù hợp cho các gia đình có kinh tế vừa phải.
- Màu sắc đa dạng, cho thành phẩm sang trọng nhờ giữ nguyên các ưu điểm của gỗ tự nhiên. Màu vàng, xám sáng đến những tone nâu có thể ứng dụng cho nhiều phong cách thiết kế.
- Gỗ cao su khi được dùng chế tác các sản phẩm bàn ghế gỗ sẽ được phủ một lớp UV và 2K. Không những tạo ra độ nhẵn bóng hoàn hảo mà còn giúp vân gỗ hiện rõ hơn. Không thể không kể để công dụng chống trầy và chống thấm nước vượt trội.
Nhược điểm của gỗ ghép thanh cao su
Chắc hẳn bạn cũng đoán được khi ghép nhiều thanh gỗ với nhau thì rất khó tạo nên sự đồng đều. Cả màu sắc và hệ vân gỗ của ván ghép sẽ có sự khác biệt đáng kể. Dù có dùng công nghệ hiện đại thì cũng khó lòng tạo ra tấm ván gỗ hoàn hảo như ván nguyên từ cây gỗ cứng. Về yếu tố thẩm mỹ một số người sẽ quan ngại trước sự thiếu đồng nhất này. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến chất lượng của tấm ván về độ bền và vững chắc.
Sự thật về gỗ cao su hay cây cao su có độc
Nhiều người vẫn còn băn khoăn và lo lắng trước lời đồn gỗ cao su có độc. Xin khẳng định rằng gỗ cao su không hề độc hại, chúng hoàn toàn thân thiện với môi trường. Một đặc điểm mà không nhiều loại gỗ có được là bề mặt gỗ cao su có thể chống tàn thuốc lá. Kể cả trường hợp rủi ro cháy nổ thì sàn gỗ cao su cũng không thải chất độc hại vào môi trường. Về quá trình khai thác, chế biến và sản xuất gỗ cao su đều là nguyên liệu tái sinh.
Gỗ cao su có tốt để làm đồ nội thất không?
EDEN không thể trả lời hoàn toàn nên hay không nên mua gỗ cao su thanh ghép. Bạn cần dựa vào sở thích và điều kiện kinh tế để làm cơ sở ra quyết định. Đừng quên so sánh ưu – nhược điểm của các loại gỗ để có cái nhìn tổng quan nhé! Ngày càng có nhiều sản phẩm nội thất từ gỗ của cây cao su và chúng được ứng dụng rộng rãi. Nếu cần một lời khuyên thì EDEN cho rằng bạn nên cân nhắc gỗ cao su bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với mức giá hiện tại.
Gỗ cao su có những ứng dụng phổ biến nào?
Qua so sánh chất lượng gỗ cao su vẫn được sử dụng nhiều chủ yếu là vì mức giá rất rẻ. Nhưng không vì thế mà xem đây là sản phẩm chất lượng thấp vì gỗ cao su nhận được rất nhiều phản hồi tốt. Để hiểu rõ về ứng dụng của gỗ cao su và trả lời cho vấn đề gỗ cao su có tốt không. Hãy cùng EDEN điểm cao những sản phẩm phổ biến từ loại gỗ này ở phần dưới.
Nội thất phòng khách gỗ cao su
Thiết kế phòng khách thường được gia chủ dành nhiều sự chú ý và đầu tư tỉ mỉ. Bạn nên chọn gỗ cao su cho nội thất phòng khách nếu muốn không gian có độ mềm mại, tinh tế. Gỗ cao su hoàn toàn phù hợp với ngôi nhà hiện đại mà còn làm sáng bừng không gian.
Bàn trà gỗ cao su
Những không gian phòng khách nhỏ thì tiết kiệm diện tích là rất quan trọng. Bạn có thể cân nhắc kiểu bàn trà chữ nhật có các góc được bo tròn chỉnh chu. Kiểu thiết kế này sẽ giúp căn phòng trẻ trung, thanh lịch hơn và tối ưu không gian đấy.
Nếu bạn là người thích sự độc đáo, cá tính thì sẽ thích thiết kế bàn trà gỗ cao su này. Mặt bàn hình tròn đơn giản, dành điểm nhấn cho phần chân bàn được ghép từ các cây gỗ tròn nhỏ. Bàn trà này rất chắc chắn nhưng không vì thế mà cứng nhắc nên sẽ phù hợp với mọi thiết kế.
Bàn ghế gỗ cao su
Bàn ghế gỗ cao su rất hữu ích trong việc làm không gian phòng khách trở nên sáng sủa. Kết hợp cùng với đệm da sẽ không kém phần sang trọng, hiện đại đâu đấy. Mẫu bàn ghế gỗ cao su phổ biến nhất là phong cách tối giản, không thêm nhiều chi tiết.
Kệ trang trí gỗ cao su
Kệ trang trí bằng gỗ là chi tiết không nên bỏ qua khi thiết kế phòng khách. Nó sẽ lấp đầy những khoảng trống trên tường, là nơi trưng bày các đồ vật kỷ niệm, đồ trang trí. Ngoài ra căn phòng có kệ trang trí bằng gỗ cao su còn cho cảm giác ấm cúng hơn hẳn. Đây cũng sẽ là vị trí thích hợp để đặt những món đồ thường dùng cho không gian thêm khoa học. Chất liệu gỗ cao su hoàn toàn đủ độ chắc chắn khi dùng làm kệ trang trí treo tường.
Nội thất phòng ăn gỗ cao su
Bàn ăn là nơi cả gia đình sẽ quây quần với bữa cơm, không thể lựa chọn qua loa phải không? Nội thất phòng ăn sẽ rất thiết sót nếu không dùng chất liệu gỗ. Trong đó cao su được ứng dụng nhiều nhất làm bàn ăn cho phòng bếp của các gia đình. Tham khảo những mẫu bàn ăn gỗ cao su bên dưới chắc hẳn bạn sẽ muốn mua ngay.
Thiết kế bàn ăn từ gỗ cây cao su vẫn ưu tiên kiểu dáng đơn giản, tương đối truyền thống. Đường nét không cần quá sắc sảo, chỉnh tone vàng ấm áp và chi tiết đơn giản càng làm tôn thêm sự ấm cúng của không khí gia đình.
Nội thất phòng ngủ gỗ cao su
Giường ngủ gỗ cao su chính là sản phẩm nội thất phòng ngủ được quan tâm nhiều nhất. Đặc điểm của loại gỗ này là sẽ đem lại cảm giác thân thiện thoải mái khi sử dụng. Và ưu điểm trên sẽ càng tuyệt vời với những ai yêu thích vẻ đẹp mộc mạc của gỗ.
Giường ngủ gỗ cao su không có nhiều mẫu thiết kế phức tạp, trạm trổ cầu kỳ mà sẽ ngược lại. Chủ yếu là kiểu dáng thấp và đơn giản, tập trung vào sự tinh gọn và vẻ đẹp từ sự tối giản.
So sánh đồ nội thất gỗ cao su và sản phẩm nội thất từ các loại gỗ khác
Gỗ cao su và gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp đã giải quyết tốt tình trạng khan hiếm gỗ tự nhiên sẽ thế nào nếu so sánh với gỗ cao su. Không khó để tìm thấy các sản phẩm gỗ công nghiệp trong các gia đình Việt. Để biết gỗ cao su với gỗ công nghiệp đặt cạnh nhau loại nào tốt hơn. Hãy so sánh hai loại gỗ này trên một số phương diện để đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!
– Gỗ cao su: Trọng lượng tương đối nhẹ, mạnh về khả năng chống thấm nước nhưng chưa kháng sâu mọt tốt. Đặc biệt vân gỗ rất đẹp, màu sắc tinh tế tự nhiên, dễ dàng gia công tạo kiểu. Ứng dụng cho nhiều phong cách thiết kế do có nhiều màu sắc để lựa chọn.
– Gỗ công nghiệp: Giá thành rẻ hơn, không bị cong vênh, hầu như không có sâu mọt. Chất liệu “khó chiều”, chỉ có thể gia công những mẫu có kiểu dáng đơn giản. Sẽ phù hợp với phong cách tối giản hay hiện đại, không hợp với thiết kế phức tạp.
Gỗ cao su và gỗ xoan đào
Gỗ xoan đào là một trong những loại gỗ tự nhiên ở phân khúc tầm trung được săn đón. Đồ nội thất từ gỗ xoan đào áp đảo gỗ cao su về thị phần. Tiếp theo hãy đến với phần đánh giá tổng quan gỗ cao cao su và gỗ xoan đào sau gia công. Để xem gỗ cao su có tốt không khi so với gỗ xoan đào nhé!
– Gỗ xoan đào: Loại gỗ nổi bật trong nhóm VI theo cách phân loại nhóm gỗ ở Việt Nam. Một số đặc điểm nổi bật có thể kể đến là trọng lượng nhẹ, dễ chế biến, màu sắc và vân gỗ đẹp. Tuy nhiên để làm đồ nội thất thì khả năng chịu lực kém, dễ cong vênh.
– Gỗ cao su: Là một trong các cây gỗ thuộc VII sở hữu những đặc điểm nổi bật của nhóm này. Thực tế gỗ xoan đào nguyên khối tất nhiên sẽ tốt hơn gỗ ghép cao su khi chế tác. Nhưng giá cũng vì thế mà cao hơn đáng kể nên bạn hãy cân đối giá cả và chất lượng.
Gỗ cao su và gỗ thông
Gỗ thông và cao su đều là loại gỗ tự nhiên với nhiều điểm giống nhau nhưng nếu đặt lên bàn cân so sánh sẽ ra sao? Thực tế giá gỗ cao su và gỗ thông luôn có sự chênh lệch nên gây hoang mang. So sánh đơn giản một số đặc điểm của hai loại gỗ này có thể nhận thấy:
– Gỗ thông: Thuộc nhóm IV trong bảng phân loại gỗ, đứng cao hơn gỗ cao su đến 2 bậc. Thông là một loại cây thân gỗ kích thước lớn, thân to tròn thuận lợi cho công đoạn cưa xẻ. Gỗ thông thể hiện tốt các ưu điểm của một cây gỗ tự nhiên chất lượng cao. Đây là một chất liệu có giá trị thương mại cao có chỗ đứng vững chắc với thì phần tốt.
– Gỗ cao su: Do đặc tính sinh trưởng cũng như quá trình sản xuất, ghép gỗ nên độ bền của cao su không thể tốt như gỗ thông. Dễ dàng nhận thấy giá trị thương mại của chúng thường trên thị trường thấp hơn hẳn.
Gỗ tràm và gỗ cao su
Một loại gỗ cũng thường được cân nhắc bên cạnh gỗ cao su chính là gỗ tràm. Cả hai đều là những chất liệu được ưa chuộng nhưng gỗ cao su có mức giá thấp hơn đáng kể. Và để giúp bạn nhìn nhận tổng quan hơn hãy theo dõi tóm tắt bên dưới để so sánh.
– Gỗ tràm: Cây gỗ tự nhiên được xếp vào nhóm IV có đặc điểm nổi bật là màu vàng sáng, ít tật. Gỗ tràm về cơ bản là khá cứng, có độ bền khá cao, có thể kháng va đập tốt.
– Gỗ cao su: Cũng như những loại gỗ nhóm VII khác, độ bền và độ cứng của cốt gỗ cao su không cao. So với bàn ghế, tủ kệ từ gỗ tràm thì sản phẩm gỗ cao su vẫn chưa được đánh giá cao.
EDEN – Đơn vị gia công nội thất làm từ gỗ cao su
Gia công đồ nội thất từ gỗ ghép thanh cao su không hẳn là công đoạn khó khăn đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Nhưng chắc chắn phải qua tay đơn vị chuyên nghiệp thì mới đảm bảo được chất lượng thành phẩm. Mọi yếu tố từ thiết kế, máy móc, trình độ của người thợ đều phải được đảm bảo. Với kinh nghiệm sản xuất, thi công nội thất gỗ đã thành công với nhiều công trình trên khắp cả nước. EDEN đã xây dựng cho mình hệ thống sản xuất đúng chuẩn, đào tạo đội nhân viên độ cao để đáp ứng nguyện vọng của khách hàng. Đến với EDEN bạn có thể chọn những mẫu bàn ghế, tủ có sẵn với nhiều mẫu mã được đổi mới liên tục. Cũng có thể trao đổi với kỹ sư để thống nhất yêu cầu gia công cho xưởng. EDEN tự tin có thể hoàn thành những án lớn cần tiến độ gấp cũng như các thiết kế bắt kịp xu hướng.
Xem thêm thông tin của các loại gỗ khác:
Trên đây là những thông tin về gỗ cao su nói chung và đồ nội thất gỗ cao su nói riêng. Mong rằng bài viết của EDEN sẽ mang đến những kiến thức mà bạn đang muốn tìm. Khi cần tìm đồ nội thất gia công từ gỗ cao su hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cam kết sẽ cung cấp sản phẩm tối ưu nhất mà mức giá thì luôn cạnh tranh trên thị trường.
Kiến trúc sư với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm thực tế dày dặn cùng gu thẩm mỹ cao đã tạo nên các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Tính ứng dụng đi kèm với sự sáng tạo là điều tiên quyết trong mỗi sản phẩm mà anh luôn tâm đắc.