Gỗ ghép được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày tuy nhiên rất nhiều gia đình chỉ sử dụng nhưng lại không hiểu rõ về nó. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về gỗ ghép thanh xem chúng có đặc điểm như thế nào và được ứng dụng ra sao trong đời sống hay cũng xem ngay những thông tin về gỗ ép như sau.

Những thông tin về gỗ ghép thanh

Những thông tin về gỗ ghép thanh

Gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép thanh hay còn được gọi là ván ghép được làm từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ trồng tại rừng sẽ được mang về sau đó chi nhỏ và bắt đầu xử lý, hấp và sấy bằng những công nghệ tiên tiến.  Gỗ sau khi được xử lý theo tiêu chuẩn sẽ được chuyển qua công đoạn cắt, cưa bào và ép, được cha bóng và sau đó phù sơn để trang trí. Thế nên, những tác nhân gây hại cho gỗ sẽ được loại bỏ để hạn chế mối mọt và ẩm mốc. Với những nét riêng biệt, gỗ ghép thanh dần trở thành loại gỗ được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường đặc biệt là trong thiết kế nội thất.

Cấu tạo gỗ ghép

Thành phần chính giúp cấu tạo nên loại gỗ ghép thanh

Thành phần chính giúp cấu tạo nên loại gỗ ghép thanh

Giống với những dòng sản phẩm ván ô tim, gỗ công nghiệp ghép thanh có thành phần cấu tạo chính là thanh gỗ tự nhiên với kích thước nhỏ, được ghép lại với nhau thông qua những loại máy móc, thiết bị hiện đại để hình thành nên những sản phẩm có chi tiết đơn giản hay độc đáo, có  kích thước ván gỗ ghép lớn hay nhỏ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.

Các thanh gỗ sử dụng để ghép là những loại gỗ được sử dụng phổ biến như như cao su, gỗ thông, tràm, xoan, gỗ keo… (phần bìa bắp tính  từ phân xưởng hay gỗ được tận dụng lại) hoặc các loại gỗ có đường kính nhỏ mà không được sử dụng để đóng đồ nội thất đơn lẻ.

Bên cạnh thành phần cấu tạo chính của gỗ ghép thanh là nguyên liệu gỗ thì cũng cần có các phụ liệu nhằm tăng thêm độ kết dính dành cho gỗ như: keo Urea Formaldehyde, Polyvinyl Acetate, Phenol Formaldehyde.

Gỗ ghép thanh có tốt hay không?

Bất kỳ loại gỗ nào đều có ưu nhược điểm nhất định và với gỗ thanh ghép cũng không ngoại lệ. Với cấu tạo là gỗ tự nhiên thì gỗ ghép thanh có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm gỗ ghép

Ưu điểm vượt trội mà gỗ ghép thanh mang lại

Ưu điểm vượt trội mà gỗ ghép thanh mang lại

  • Gỗ ghép thanh có sự đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, bề mặt gỗ được tiến hành xử lý tốt nên độ bền màu cao, khả năng chịu xước và va đập tốt.
  • Ít bị mối mọt,  cong vênh 
  • Giá thành của loại gỗ này thấp hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối khoảng 20 – 30%.
  • Độ bền của loại gỗ ghép thanh không thua gì các loại gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như đơn vị sản xuất dùng keo dán có chất lượng tốt.
  • Vật liệu để sản xuất gỗ ghép  chủ yếu lấy từ rừng trồng nên có thể giải quyết được vấn đề về cạn kiệt gỗ tự nhiên.

Nhược điểm gỗ ghép

  • Do loại gỗ này được ghép từ những thanh gỗ khác nhau nên bề mặt ít đồng đều về đường vân gỗ và màu sắc.
  • Chỉ có loại gỗ ghép mặt A/A mới có chất lượng và màu sắc đủ chỉ tiêu đáp ứng cho công trình có yêu cầu tính thẩm mỹ cao, nhưng giá thành loại gỗ này cũng sẽ cao hơn so với 4 loại còn lại.

Gỗ ghép có mấy loại

Phân loại gỗ ghép thanh

Phân loại gỗ ghép thanh

Dựa vào chất lượng của sản phẩm và bề mặt mà gỗ ghép thanh được chia thành các loại cơ bản như mặt A, B hay C.

  • Mặt A: là loại gỗ có chất lượng tốt nhất và bề mặt nhẵn đẹp, không có các mắt sống gỗ.
  • Mặt B: là loại gỗ có chất lượng kém hơn mặt A, bề mặt gỗ xuất hiện mắt sống khiến cho gỗ không được mịn.
  • Mặt C: loại mặt gỗ ghép này có chất lượng kém nhất, do nhiều loại mặt gỗ ghép với nhiều mắt gỗ.

Dựa vào 3 loại mặt gỗ như trên chúng ta có thể phân chia thành nhiều loại gỗ ghép như gỗ ghép AA, AB, gỗ ghép AC, đây chính là  3 loại gỗ ghép thông dụng nhất hiện nay.

  • Gỗ ghép AA: loại gỗ tốt nhất có 2 mặt chất lượng đều là loại A, bóng nhẵn, rất  đẹp và đều màu.
  • Gỗ ghép AB: loại gỗ chỉ có một mặt đạt chuẩn chất lượng loại A, và mặt còn có chất lượng loại B. Thế nên mặt B nhám hơn, có nhiều vết mắt gỗ chưa xử lý kỹ.
  • Gỗ ghép AC: loại gỗ với bề mặt chất lượng C, các mặt có màu sắc không đều không đẹp và nhiều mắt gỗ nâu đen. Loại này chỉ sử dụng mặt đẹp, phù hợp làm sàn gỗ hoặc ốp tường bằng gỗ.

Những gỗ ghép thông dụng

Trên thị trường hiện có một vài loại gỗ ghép thông dụng như: gỗ thông, gỗ cao su, gỗ sồi. Mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt thích hợp với từng sản phẩm nội thất.

Gỗ thông ghép

Gỗ thông ghép được hình thành từ gỗ thông tự nhiên, xử lý mối và mọt kỹ lưỡng sau đó ghép chúng lại bằng dây chuyền sản xuất hiện đại. Loại gỗ này khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, những sản phẩm làm từ gỗ thông ghép phải kể đến như bàn, cửa…

Gỗ thông ghép thanh

Gỗ thông ghép thanh

Gỗ cao su ghép

Gỗ cao su ghép hiện cũng đang rất phổ biến, loại gỗ được dùng rộng rãi để làm các loại vật dụng nội thất như bàn, ghế, cửa và tủ. Với những màu sắc trang nhã, gỗ cao su được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Gỗ cao su ghép thanh

Gỗ cao su ghép thanh

Gỗ sồi ghép

Gỗ sồi có mức giá khá cao trên thị trường những ưu điểm của loại gỗ này chính là có màu sắc đẹp, cuốn hút, dễ dàng ứng dụng tại  nhiều không gian khác nhau.

Gỗ sồi ghép thanh

Gỗ sồi ghép thanh

Bảng giá gỗ ghép

Giá gỗ ghép rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên nguyên khối. Hiện nay có các loại gỗ ghép  phổ biến là:

  • Gỗ thông
  • Gỗ tràm
  • Gỗ cao su
  • Gỗ xoan đào
Tên sản phẩm Kích thước Cao su Tràm Xoan  Thông
8 MM-A 1220X2400 410.000 340.000
8 MM-B 1220X2400 385.000 320.000
8 MM-C 1220X2400 300.000 285.000
10 MM-A 1220X2400 460.000 390.000 440.000 480.000
10 MM-B 1220X2400 440.000 370.000 425.000 450.000
10 MM-C 1220X2400 360.000 330.000 360.000 370.000
12 MM-A 1220X2400 520.000 450.000 510.000 530.000
12 MM-B 1220X2400 470.000 425.000 495.000 500.000
12 MM-C 1220X2400 400.000 375.000 425.000 395.000
15 MM-A 1220X2400 620.000 525.000 585.000 620.000
15 MM-B 1220X2400 570.000 485.000 565.000 585.000
15 MM-C 1220X2400 450.000 410.000 480.000 445.000
17 MM-A 1220X2400 685.000 580.000 645.000 670.000
17 MM-B 1220X2400 630.000 625.000 630.000
17 MM-C 1220X2400 490.000 455.000 530.000 480.000
18 MM-A 1220X2400 695.000
18 MM-B 1220X2400 630.000
18 MM-C 1220X2400 500.000
20 MM-A 1220X2400 780.000
20 MM-B 1220X2400 670.000

Bạn có thể tham khảo bảng giá trên để biết được mức giá của các loại gỗ tuy nhiên cần liên hệ với dịch vụ để biết thêm thông tin chính xác bạn nhé.

Quá trình sản xuất gỗ ghép thanh

Quy trình hình thành gỗ ghép thanh

Quy trình hình thành gỗ ghép thanh

Quy trình sản xuất nên gỗ ghép thanh với gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Sơ chế gỗ đầu vào dựa vào máy móc để chia thành những thanh gỗ đạt chuẩn.

Bước 2: Các thanh gỗ sẽ được xử lý và loại bỏ tác nhân gây nấm mốc, mối mọt.

Bước 3: Các đầu và cạnh của thanh gỗ được tiến hành tạo mộng sau đó ghép lại với nhau theo những quy định. Sau đó, xử lý tấm gỗ bằng keo giúp tăng độ kết dính.

Bước 4: Chà nhám để làm nhẵn bề mặt gỗ

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm gỗ ghép thanh và lưu kho

So sánh gỗ ghép và gỗ MDF

Chúng ta có thể rằng đặc điểm chung gỗ ghép và gỗ MDF chính là dùng nguồn gỗ rừng trồng nên không gây ảnh hưởng đến nguồn gỗ tự nhiên, đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống.

Tiêu chí Gỗ ghép thanh Gỗ MDF
Thành phần Gỗ tự nhiên và những loại keo dán chuyên dụng Sợi gỗ, keo hoặc sử dụng hóa chất tổng hợp
Khả năng chống con và vênh Tốt Tốt
Khả năng chống mốc và mọt Tốt Tốt
Khả năng chịu nước Tốt không tốt bằng
Mức giá Đắt hơn Rẻ hơn
Thời gian sản xuất và gia công Chậm hơn Nhanh hơn
Sự đa dụng Có thể phủ veneer laminate hoặc phủ sơn bề mặt Có thể phủ veneer laminate  hoặc phủ sơn bề mặt

Ứng dụng gỗ ghép

Hiện nay gỗ ghép được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực làm đồ nội thất gia đình như:

Những sản phẩm vượt trội được làm từ gỗ ghép thanh

Những sản phẩm vượt trội được làm từ gỗ ghép thanh

Nội thất trong gia đình được làm từ gỗ ghép thanh

Nội thất trong gia đình được làm từ gỗ ghép thanh

Tủ quần áo được làm từ gỗ ghép thanh

Tủ quần áo được làm từ gỗ ghép thanh

Tủ tại văn phòng được làm từ gỗ ghép thanh

Tủ tại văn phòng được làm từ gỗ ghép thanh

  • Nội thất shop, showroom trưng bày
  • Sản xuất nội thất văn phòng vàv không gain gia đình
  • Nội thất ngoài trời (gỗ có khả năng chống ẩm và mối mọt cao)
  • Làm kệ sách hay kệ treo tường
  • Làm sàn gỗ gia đình hay văn phòng
  • Làm khung treo tranh
  • Làm đồ thủ công 

Trên đây là những thông tin về gỗ ghép thanh và những đặc điểm của nó. Eden Luxury hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp người dùng hiểu thêm về ghép thanh này để lựa chọn được loại gỗ phù hợp khi trang trí không gian ngôi nhà của mình.

Xem thêm: Ứng dụng của gỗ pallet, gỗ nhựa trong thiết kế nội thất.

Rate this post
Ngô Văn Thoan

Kiến trúc sư với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm thực tế dày dặn cùng gu thẩm mỹ cao đã tạo nên các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Tính ứng dụng đi kèm với sự sáng tạo là điều tiên quyết trong mỗi sản phẩm mà anh luôn tâm đắc.