Bố trí nhà vệ sinh sao cho đảm bảo đúng chuẩn phong thủy cũng như mang lại không gian thoáng đãng, sạch sẽ là điều tương đối khó khăn đối với nhiều người chơi. Để vượng khí, tài lộc cũng như sức khỏe của gia đình không bị ảnh hưởng xấu thì nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà là chính xác nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này cũng như bật mí về những cách bố trí nhà vệ sinh nhỏ hợp lý nhất.
Bố trí nhà vệ sinh hợp lý là như thế nào?
Đối với nhà vệ sinh, việc bố trí một nơi hợp lý không phải là điều dễ dàng. Sau đây sẽ là một vài cách bố trí nhà vệ sinh phù hợp mà bạn nên tham khảo qua.
Tránh đặt nhà vệ sinh ở hướng Tây Nam và Đông Nam
Khi bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy, bạn không nên đặt ở hướng Tây Nam và Đông Nam bởi vì:
- Nhà vệ sinh là nơi có rất nhiều thủy khí nặng, nếu như đặt ở hai hướng này thì sẽ sinh ra trường hợp “Thổ khắc Thủy” mang đến nhiều điều xấu về tài vận và sức khỏe cho bạn và gia đình.
- Ở phía Nam cũng có hỏa khí nặng, do vậy nó cũng xung khắc với nhà vệ sinh.
Không bố trí nhà vệ sinh theo hướng Bắc và Đông Bắc
Hướng Bắc và Đông Bắc được biết đến là nơi hậu quỷ môn. Cho nên nếu như bố trí nhà vệ sinh theo hướng này thì sẽ sinh ra hung khí lớn khiến cho gia đình bạn sẽ mắc phải một vài bệnh liên quan đến tiêu hóa và xương khớp. Do vậy, bạn cần chú ý nhiều hơn đến việc bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy.
Tuyệt đối không bố trí nhà vệ sinh nằm ngay chính giữa ngôi nhà
Khi bố trí theo cấu trúc này, nội khí của cả căn nhà sẽ bị hỏng. Nhà vệ sinh khi được đặt ở đây sẽ rất khó thông thoáng cũng như khiến cho các công năng khác của ngôi nhà bị ảnh hưởng.
Đại kỵ khi bố trí nhà vệ sinh ở cổng hoặc cửa nhà vệ sinh và cửa chính đối diện với nhau
Chắc hẳn ai cũng biết được rằng vận khí tốt đẹp sẽ đi theo cửa chính vào các không gian khác của ngôi nhà. Thế nhưng bây giờ bạn lại đi bố trí nhà vệ sinh đối diện với cửa chính thì sẽ khiến cho cuộc sống của gia đình gặp phải rất nhiều khó khăn, xui rủi và vận khí tốt sẽ bị ngăn chặn lại không vào nhà được.
Cách xác định hướng cho nhà vệ sinh hợp lý nhất
Tùy thuộc vào mỗi hướng khác nhau mà việc bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy sẽ tốt hoặc xấu. Do đó, bạn cần phải xác định được hướng và phương vị tốt khi bố trí nhà vệ sinh trước khi tiến hành thi công.
Hướng Đông Nam và Tây Bắc sẽ là hướng tốt khi bố trí nhà vệ sinh
Để nhà vệ sinh có thể lấn át được các hung tương thì việc bố trí khu vực này theo hướng Đông Nam, Tây Bắc hoặc phương vị Đông, tức là trung tâm của căn nhà sẽ cực kỳ tốt. Không những thế, bạn nên tránh đi các phương vị xung khắc với tuổi của chủ ngôi nhà nhé.
Không bố trí nhà vệ sinh ở dưới cầu thang vì sẽ mang đến cho trẻ sơ sinh nhiều nguy hiểm
Phần lớn khi tìm hiểu về cách bố trí nhà vệ sinh nhỏ, sẽ rất nhiều gia chủ lựa chọn đặt chúng ở dưới cầu thang. Tuy nhiên, theo như quan niệm xưa thì cách bố trí này sẽ mang đến cho gia chu các vấn đề vô sinh và các đứa trẻ sẽ trở nên khó dạy bảo, nghịch ngợm.
Cửa nhà vệ sinh và cửa chính không nên cùng hướng với nhau
Như đã chia sẻ, cửa chính sẽ là nơi mà năng lượng đi qua cũng như là nơi hấp thụ các sinh khí từ bên ngoài vào bên trong của ngôi nhà. Vì vậy, nếu như cửa nhà vệ sinh được thiết kế đối diện với cửa chính thì luồng khí ở bên ngoài ra đi thẳng vào nhà vệ sinh và các năng lượng tốt hầu như sẽ bị thoát qua khỏi khu vực này. Từ đó, năng lượng tốt còn lại trong nhà sẽ rất ít hoặc thậm chí là không có.
Không những thế, nhà vệ sinh sẽ là nơi có nhiều luồng khí xấu tạo ra xung đột giữa âm khí và sinh khí. Vì vậy, đây sẽ là thế cửa đại hing, mang đến nhiều xui xẻo và bất an cho gia đạo.
Bên trên phòng bếp có nên lắp đặt nhà vệ sinh hay không?
Nhà bếp đối diện nhà vệ sinh có hợp phong thủy không?
Nhà bếp sẽ là khu vực nấu nướng, ăn uống và sum họp gia đình. Nó được xem là nơi để gia chủ thể hiện tài lộc, cho nên không gian này cần được bảo vệ tránh khỏi sự ô uế, mất vệ sinh.
Trong khi đó, nhà vệ sinh ngược lại chính là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất dù cho có thường xuyên được dọn dẹp cho đến đâu. Do vậy, nếu như nhà vệ sinh và nhà bếp đặt đối diện với nhau thì sẽ không đảm bảo về mặt phong thủy cũng như khiến cho sức khỏe, tiền tại và hạnh phúc gia đình của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Cách để hóa giải bếp đặt gần nhà vệ sinh
Nếu như nhà bạn không may có cách bố trí nhà bếp gần hoặc đối diện với nhà vệ sinh thì vẫn có cách để hóa giải điều này như sau:
- Bố trí một vách ngăn giữa bếp và nhà vệ sinh để phong thủy nơi này được cải thiện. Bạn có thể tấm bình phong, tấm mành che ở trước cửa nhà vệ sinh và nhà bếp. Với cách làm này, phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh sẽ được hóa giải. Hoặc để hóa giải tính tương khắc giữa nước với lửa, bạn cũng có thể xây dựng cố định một bức tường ngăn.
- Nhà vệ sinh nên lắp đặt hệ thống cửa thông gió để không gian bếp nằm sát nhà vệ sinh không bị ảnh hưởng xấu.
Bếp đặt ở bên dưới nhà vệ sinh có hợp lý hay không?
Giống như việc đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh thì việc đặt bếp ở bên dưới nhà vệ sinh cũng là một điều vô cùng tối kỵ. Khi bố trí như vậy, các loại vi khuẩn có trong nhà vệ sinh sẽ xâm nhập vào khu vực bếp và bám các các thức ăn đồ uống. Chính điều này sẽ khiến cho gia đình bạn gặp phải nhiều vấn đề xuất về sức khỏe, tiêu hóa cũng như là tài lộc.
Do vậy, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây để hóa giải phần bếp đặt ở bên dưới nhà vệ sinh:
- Dùng viên sỏi trắng để rải lên trên mặt nền nhà vệ sinh, tạo ra một lớp ngăn ách giữa không gian nhà vệ sinh và nhà bếp. Điều này sẽ làm cho các luồng khí xấu có thể xâm nhập vào không gian bếp được giảm thiểu đi.
- Nhà vệ sinh cần phải được dọn dẹp thường xuyên để vi khuẩn không thể nào tích tụ và nảy nở được, hạn chế sinh ra các mùi hôi cũng như mang đến dịch bệnh cho bạn và gia đình.
- Bạn nên sử dụng nhiều cây xanh để không khí trong nhà vệ sinh được thanh lọc.
Tuy nhiên, cách tốt nhất mà bạn nên làm đó chính là tìm các cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý và hạn chế rơi vào những trường hợp kém phong thủy trên nhé.
Cấm kỵ khi bố trí nhà vệ sinh và nhà bếp ở trung tâm của ngôi nhà
Có thể thấy trung tâm của ngôi nhà sẽ là nơi để tiếp khách, giải trí cũng như vui chơi. Cho nên việc bố trí nhà bếp cũng như nhà vệ sinh tại không gian này là điều không nên.
Đặt bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh có được hay không?
Ở những ngôi nhà có diện tích eo hẹp, cách bố trí nhà vệ sinh và bếp dựa lưng vào nhau rất phổ biến. Tuy nhiên, theo như phong thủy thì bạn không nên đặt bếp dựa lưng vào nhà tắm, nhà vệ sinh bởi vì như vậy vận khí của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng và tác động xấu đến mỗi bữa cơm của gia đình. Không những thế, cách bố trí này cũng khiến cho ngôi nhà mất đi mĩ quan và giá trị thẩm mỹ.
Để hóa giải điều này, bạn có thể thực hiện các điều sau:
- Sử dụng chậu rửa hoặc tủ lạnh đặt sát tường để không gian giữa nhà vệ sinh và nhà bếp được ngăn cách.
- Nhà vệ sinh và nhà bếp khi thiết kế luôn luôn phải lắp đặt hệ thống quạt thông gió.
Bên trên phòng thờ có nên bố trí nhà vệ sinh không?
Câu trả lời là không nhé. Bởi nhà vệ sinh là khu vực thuộc âm sát, trong khi đó, bàn thờ sẽ tốt nhất khi đặt vào những nơi có âm dương cân bằng.
Trong mỗi ngôi nhà, phong thờ là nơi vô cùng linh thiêng và trang nghiêm. Do vậy, phòng thờ cũng cần được đặt ở những không gian sang trọng và yên tĩnh. Nếu như không may thiết kế phòng thờ nằm trên nhà vệ sinh, cách hóa giải để không phạm vào phong thủy đó là:
- Nếu như phòng thờ đã được bố trí ở trên nhà vệ sinh thì bạn nên gắn mặt gương quay xuống ở phía bên dưới để tất cả uế khí được hắt xuống ở bên dưới trở lại nhà vệ sinh.
- Còn nếu như phòng thờ được bố trí ở bên dưới nhà vệ sinh thì mặt gương cần được gắn áp trực tiếp vào mặt tràn tường của phòng thờ để uế khí được tắt toàn bộ lên trên vào nhà vệ sinh.
- Lưu ý phòng thờ và phòng vệ sinh không được đặt cạnh nhau bởi vì đây chính là một điều đại kỵ.
Bật mí cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý và hợp phong thủy dành cho nhà ống
Ở mỗi loại nhà sẽ có một cấu trúc khác nhau, do vậy mà cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý cũng sẽ có phần khác biệt.
Trong đó, nhà ống sẽ có ưu thế về chiều sâu và bị hạn chế về chiều rộng. Các mẫu nhà này sẽ có chiều rộng hẹp như chiều sâu lại vô cùng dài. Không những thế, bên cạnh chức năng để ở thì các căn nhà ống còn được sử dụng để kinh doanh, cho thuê, buôn bán,… Chính vì thế mà cần phải biết cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý để tính thẩm mỹ luôn được tăng cao.
Cấu trúc nhà vệ sinh của nhà ống
Nhà ống thông thường sẽ có diện tích nhỏ, cho nên cấu trúc cũng như cách bố trí nhà vệ sinh cũng sẽ nhỏ theo và tối giản nhất để tối ưu được không gian.
Khi bố trí nhà vệ sinh cho căn nhà ống này, bạn cần phân chia rõ ràng giữa hai khu vực khô và khu vực ướt để quá trình vệ sinh, sinh hoạt được thuận tiện cũng như thoáng đãng và sạch sẽ hơn.
Các yếu tố cần biết khi bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy dành cho nhà ống
Tương tự như cách bố trí nhà vệ sinh thông thường được chia sẻ bên trên, khi bố trí nhà vệ sinh của nhà ống, bạn cũng cần phải biết đến một vài yếu tố sau đây để không phạm vào phong thủy.
Hướng bố trí nhà vệ sinh
Để có hướng bố trí nhà vệ sinh tốt, bạn không nên đặt theo hướng Đông Bắc và Tây Nam. Bởi vì theo như các chuyên gia phong thủy, bố trí nhà vệ sinh theo hướng này sẽ khiến cho con đường tài vận cũng như sức khỏe của bạn và gia đình bị ảnh hưởng xấu.
Nhà vệ sinh không được đặt tại trung tâm ngôi nhà
Việc đặt bố nhà vệ ở trung tâm ngôi nhà là một điều vô cùng kiêng kị. Lý do là vì nó vừa khiến cho căn nhà mất đi giá trị thẩm mỹ cũng như gây ra nhiều tác động tiêu cực đến phòng thủy, vượng khí và sức khỏe của gia đình bạn.
Không đặt nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang
Một cách bố trí nhà vệ sinh không phù hợp với phong thủy mà bạn cần biết đến nữa đó chính là đặt ở dưới gầm cầu thang. Điều này chỉ nên xảy ra khi ngôi nhà có diện tích quá hẹp và bí bách mà thôi. Còn không, bạn nên tìm kiếm cho mình một khu vực hợp lý hơn để bố trí nhà vệ sinh. Bởi vì theo phong thủy, cách bố trí nhà vệ sinh như thế này sẽ ảnh hưởng không tốt đến công danh sự nghiệp, sức khỏe và địa vị của phái nam trong gia đình của bạn.
Nhà vệ sinh có diện tích bao nhiêu là hợp lý nhất?
Khi xây dựng một căn nhà, chắc hẳn việc tính toán kích thước, diện tích từng không gian là điều không thể bỏ qua. Bạn có thể dựa vào nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình cũng như khả năng tài chính hiện có của mình để lựa chọn diện tích phù hợp cho nhà vệ sinh.
Vì sao nhà vệ sinh cần phải được xây dựng đúng với kích thước tiêu chuẩn?
Ngày nay, nhà vệ sinh được bố trí trong nhà sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, sự riêng tư cũng như phong thủy của gia đình bạn. Chính vì vậy mà sẽ có 3 lý do khiến bạn nên đề cao tầm quan trọng của việc lựa chọn diện tích nhà vệ sinh hợp lý như sau:
Diện tích nhà vệ sinh hợp lý giúp ngôi nhà tăng tính thẩm mỹ
Đầu tiên, một không gian vệ sinh có diện tích hợp lý sẽ giúp cho các cấu trúc của gia đình bạn có sự cân đối hơn. Nếu không, cảnh quan chung của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng và mất đi sự liên kết với mọi thứ xung quanh.
Mang đến tối đa sự tiện nghi khi sử dụng
Nhà vệ sinh có kích thước hợp lý để giúp công năng, tiện nghi khi sử dụng sẽ được đảm bảo hơn và giúp ngôi nhà của bạn bỗng nhiên cũng trở nên xinh đẹp hơn. Không những thế, khi có đủ diện tích, giúp sẽ giúp bạn dễ dàng bố trí các thiết bị xử lý chất thải nhanh chóng và hợp lý hơn. Từ đó mang đến một không gian sạch sẽ, an toàn và công năng đầy đủ cho phòng vệ sinh.
Mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ
Theo như quan niệm xưa, nhà vệ sinh khi có kích thước hợp lý cũng sẽ giúp bạn bố trí các nội thất dễ dàng hơn để mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà một cách tối đa nhất. Chính vì vậy mà bạn cần phải nắm rõ về các điều kiêng kỵ không nên làm khi bố trí nhà vệ sinh nhé.
Nhà vệ sinh có diện tích bao nhiêu là hợp lý?
Diện tích tối thiểu dành cho nhà vệ sinh
Hiện nay, các mẫu nhà vệ sinh có diện tích tối thiểu sẽ được bố trí phần lớn là ở một góc nhỏ của ngôi nhà hoặc ở bên dưới của gầm cầu thang. Chẳng hạn như mẫu nhà vệ sinh dân dụng bên dưới đây chính là mẫu thiết kế có diện tích tối thiểu nhất.
Diện tích của mẫu nhà vệ sinh tối thiểu hiện nay sẽ được quy định nằm khoảng từ 2,5m2 cho đến khoảng 3m2. Khi đó, cách bố trí nhà vệ sinh nhỏ hợp lý mà bạn cần biết đến đó chính là chỉ nên bố trí những thiết bị nội thất cơ bản như vòi hoa sen, bồn cầu và lavabo. Đặc biệt, dù cho diện tích nó có nhỏ như thế nào thì bạn vẫn phải đảm bảo đúng chuẩn phong thủy khi bố trí nhé.
Nhà vệ sinh có diện tích trung bình vừa
Một không gian vệ sinh có diện tích trung bình vừa sẽ rơi vào khoảng từ 4m2 cho đến 6m2. Đây chính một diện tích tiêu chuẩn mà các mẫu nhà vệ sinh khác nên áp dụng. Không gian này sẽ thoải mái dành cho cả khu vực tắm và vệ sinh. Bên cạnh những nội thất cơ bản thì bạn còn có thể bố trí thêm bồn tiểu đứng cho phái nam hoặc gương, tủ,… tùy thích.
Nhà vệ sinh có diện tích lớn
Các mẫu nhà vệ sinh có diện tích lớn thông thường sẽ từ khoảng 10m2 cho đến 11m2. Phần lớn những mẫu nhà vệ sinh này sẽ dành cho những căn nhà phố hoặc biệt thự rộng rãi và hiện đại.
Đặc biệt, ở không gian này bạn có thể lắp đặt thêm những thiết bị khác như bồn tắm, khu vực thay đồ, tủ đồ, hệ thống thông gió,…
Kích thước của các thiết bị ở trong nhà vệ sinh
Bên cạnh diện tích chung cho nhà vệ sinh thì các vật dụng được bố trí trong không gian này cũng cần phải có kích thước phù hợp như sau:
Kích thước của cửa nhà vệ sinh
- Nhà vệ sinh nhỏ: chiều cao khoảng 1,9m x chiều rộng khoảng 0,68m.
- Nhà vệ sinh trung bình: chiều cao khoảng 2,1m x chiều rộng khoảng 0,82m.
- Nhà vệ sinh lớn: chiều cao khoảng 2,3m x chiều rộng khoảng 1,02m.
Kích thước của cửa sổ phòng vệ sinh
Cửa sổ hay cửa thông gió của nhà vệ sinh sẽ có kích thước, chiều cao khoảng từ 300mm cho đến 450mm tùy thuộc vào từng vị trí khác nhau.
Chiều cao tối thiểu của trần nhà
Đối với trần nhà vệ sinh, chiều cao tối thiểu mà bạn nên áp dụng là từ 2,2m trở lên.
Trong phòng ngủ có nên xây dựng nhà vệ sinh hay không?
Hiện nay, các căn phòng ngủ thường sẽ thiết kế tích hợp cùng với nhà vệ sinh. Điều này sẽ giúp ngôi nhà tiết kiệm được diện tích và không gian xây dựng. Tuy nhiên, liệu rằng việc xây phòng vệ sinh bên trong phòng ngủ có phải là điều đúng đắn hay không?
Phòng ngủ thiết kế có nhà vệ sinh có nên không?
Theo như các quan niệm cũ, nhà vệ sinh là nơi có nhiều âm khí sẽ không phù hợp để thiết kế vào chung một không gian với phòng ngủ. Với không gian khép kín, phòng ngủ có nhà vệ sinh sẽ dễ dàng sinh ra vi khuẩn, mùi hôi và ô nhiễm không khí. Người sử dụng không gian này sẽ có khả năng bị ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu như bạn biết cách kiêng kị hay phòng trắng thì việc nhà vệ sinh xây trong phòng ngủ sẽ vô cùng thuận tiện, riêng tư và không gian được tiết kiệm một cách tối đa. Với cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý trong phòng ngủ, bạn sẽ có được một không gian nghỉ ngơi vô cùng tuyệt vời.
Bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy không và điều kiêng kỵ cần biết?
Không nên bố trí cửa nhà vệ sinh và cửa phòng ngủ đối diện với nhau
Việc cửa nhà vệ sinh được bố trí đối diện với cửa phòng ngủ sẽ gây ra điều xui xẻo, gây cản trở vượng khí cho bạn và gia đình. Không những thế, việc bố trí cửa nhà vệ sinh quay thẳng ra giường ngủ hoặc cửa ra vào sẽ khiến cho không khí bị ô nhiễm, khí khó thoát ra và chất lượng cuộc sống của gia đình bạn bị ảnh hưởng.
Cửa nhà vệ sinh có nên bố trí đối diện với giường ngủ không?
Theo như quan niệm phong thủy thì cửa nhà vệ sinh đối diện với giường ngủ là điều vô cùng xấu khiến cho tài lộc, công danh sự nghiệp của gia chủ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nó cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn và gia đình.
Nếu như không may bố trí giường ngủ đối diện với cửa nhà vệ sinh thì cách hóa giải mà bạn nên biết đó là:
- Sử dụng các vách ngăn tường hoặc tấm rèm để hạn chế phần âm khí thoát ra từ nhà vệ sinh và đồng thời giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi ngủ.
- Thay đổi hướng của giường ngủ, tuy nhiên không nên đặt giường sát với vách cửa nhà vệ sinh vì đây cũng là một điều cần kiêng kỵ.
Phòng khách có được bố trí nhà vệ sinh không?
Chắc hẳn trong mỗi ngôi nhà cần phải có tối thiểu là một nhà vệ sinh. Tuy nhiên, theo quan niệm xưa, phòng khác là nơi quyết định sinh khí và vận mệnh của ngôi nhà. Trong khi đó nhà vệ sinh lại là nơi chứa nhiều khí xấu, ẩm thấp. Chính vì vậy việc bố trí nhà vệ sinh ở phòng khách là điều cực kỳ kiêng kỵ. Không những thế, phòng khác là nơi sang trọng để đón tiếp khách quý, cho nên việc này cũng như thể hiện lên được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và vị thế của gia chủ.
Hướng bố trí nhà vệ sinh hợp lý theo tuổi?
Nếu như bạn quan tâm đến việc nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà thì bạn có thể tìm hiểu hướng bố trí nhà vệ sinh hợp lý dựa theo tuổi. Điều này sẽ giúp bạn biết được những điều tối kỵ cần phải né tránh để không phạm vào phong thủy.
Vì vậy, sau đây EDEN sẽ chia sẻ đến bạn bảng cung mệnh phù hợp với hướng bố trí nhà vệ sinh dành cho 12 tuổi khác nhau với các phong mệnh Kim, Thủy, Hỏa, Mộc, Thổ dành cho mỗi tuổi.
Tuổi | Hướng tốt để bố trí nhà vệ sinh | Hướng đại kỵ khi bố trí nhà vệ sinh |
Giáp Tý |
|
|
Ất Sửu |
|
|
Bính Dần |
|
|
Đinh Mão |
|
|
Giáp Thìn |
|
|
Đinh Tỵ |
|
|
Mậu Ngọ |
|
|
Nhâm Thân |
|
|
Tân Mùi |
|
|
Quý Dậu |
|
|
Nhâm Tuất |
|
|
Quý Hợi |
|
|
Hướng bồn cần ngược lại với hướng nhà có phù hợp không?
Nhiều người thường thắc mắc liệu rằng hướng bồn cầu đặt ngược với hướng nhà thì có làm sao hay không. Câu trả lời đó chính là nó sẽ mang đến nhiều điều phiền toái như sau:
- Bồn cầu nếu như không đặt đối diện với cửa của nhà vệ sinh sẽ gây thất thoát về tiền bạc. Đặc biệt không nên đặt ở sát đầu giường ngủ để tránh gây ồn ào, gây ra tình trạng mất ngủ.
- Khiến cho tài lộc và vận mệnh của mọi người trong gia đình bị ảnh hưởng.
Bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy dựa theo bản mệnh
Một trong cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý được nhiều người thực hiện đó chính là lựa chọn màu sắc thiết bị nội thất theo bản mệnh của gia chủ.
- Gia chủ mệnh kim: Phù hợp với tone màu sáng có ánh kim như màu bạc, màu trắng. Hạn chế các nội thất có màu tím đỏ, màu hồng.
- Gia chủ mệnh thủy: Phù hợp với màu đen và màu xanh dương.
- Gia chủ mệnh mộc: Phù hợp với các tone màu xanh ngọc, xanh lá, xanh nước biển để gia tăng tài lộc, vượng khí và sức khỏe.
- Gia chủ mệnh hỏa: Phù hợp với các tone màu đỏ, tím và màu hồng để căn nhà trở nên hài hòa và vượng khí được gia tăng.
- Gia chủ mệnh thổ: Tương sinh với các tone màu như vàng nâu, vàng nhạt bởi vì chúng sẽ mang lại cảm giác an toàn và yên bình.
Vì vậy, hãy lựa chọn nội thất cho nhà vệ sinh theo bản mệnh của gia chủ để tạo không gian phù hợp với mọi tiêu chuẩn sống.
Những điều cần lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy
Như vậy, đối với việc nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà cũng cần phải lưu ý đến một vài điều như sau:
Lựa chọn thiết bị vệ sinh ở các đại lý uy tín và chất lượng
Đối với việc lựa chọn thiết bị nội thất cho nhà vệ sinh, bạn nên lựa chọn những cửa hàng nội thất hoặc đại lý uy tín và chất lượng. Bởi vì nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, dễ dàng ẩm mốc cho nên các thiết bị vệ sinh nên được lựa chọn kỹ lưỡng để có độ bền cao và an toàn trong quá trình sử dụng.
Bạn có thể tham khảo qua một vài thương thiện thiết bị nhà vệ sinh phổ biến hiện nay như:
- Các thương hiệu cao cấp: INAX, TOTO, DURAVIT, GROHE, HANSGROHE.
- Các hãng thiết bị giá rẻ: Cotto, Viglacera, Caesar, American Standard.
Lắp đặt thiết bị vệ sinh đúng tiêu chuẩn
Việc lắp đặt các thiết bị vệ sinh đúng cách và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo các chất thải hay mùi bay ra, chảy ra gây mất vệ sinh cho không gian chung của ngôi nhà. Không những thế, điều này cũng nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Nhà vệ cần cần phải thoáng đãng và thoát khí tốt
Bởi vì nhà vệ sinh là không gian vô cùng ẩm thấp, nặng mùi cho nên không gian này cần phải thông thoáng và rộng rãi. Đối với những không gian nhỏ hẹp, bạn nên lắp đặt hệ thống thông gió và hút mùi để các không gian khác trong ngôi nhà không bị ảnh hưởng.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết nhất về việc bố trí nhà vệ sinh mà EDEN LUXURY muốn chia sẻ đến mọi người. Có thể thấy khi muốn biết nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà là hợp lý nhất, bạn không nên bỏ qua các yếu tố phong thủy cũng như cách xác định hướng, diện tích cho không gian này. Đặc biệt, nếu như bạn vẫn còn băn khoăn về cách bố trí nhà vệ sinh sao cho thoáng đãng, rộng rãi và sạch sẽ nhất thì hãy liên hệ với EDEN chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.
Xem thêm:
Phong thủy trong thiết kế phòng vệ sinh dưới cầu thang
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người già hiện đại và an toàn
Vì sao cần có tủ nhà vệ sinh cho mỗi gia đình?
Kiến trúc sư với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm thực tế dày dặn cùng gu thẩm mỹ cao đã tạo nên các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Tính ứng dụng đi kèm với sự sáng tạo là điều tiên quyết trong mỗi sản phẩm mà anh luôn tâm đắc.