Mặc dù quầy bar trong nhà hàng không chiếm nhiều diện tích nhưng có tác động lớn đến quy trình vận hành, kinh doanh. Quầy bar là nơi khách hàng gọi món và thanh toán, đồng thời là khu vực nhân viên pha chế đồ uống. Mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng đẹp mắt và tiện lợi sẽ tạo nên điểm nhấn cho không gian, thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm với thực khách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà chủ kinh doanh cần biết khi thiết kế quầy bar cho nhà hàng của mình.
Vì sao cần đầu tư thiết kế quầy bar nhà hàng?
Trong quán cafe, quầy bar hay quầy pha chế là nơi phục vụ đồ uống cho khách hàng. Đối với những nhà hàng theo quy trình order tại quầy, đây cũng là khu vực gọi món và thanh toán. Vì là nơi khách hàng tiếp xúc đầu tiên khi vào quán, thiết kế quầy bar phải đủ ấn tượng. Mẫu quầy bar nhà hàng đẹp sạch sẽ và hiện đại sẽ tạo ấn tượng tốt hơn đối với thực khách. Ở một số nhà hàng hiện đại quầy bar còn là nơi khách có thể xem Bartender biểu diễn nghệ thuật pha chế và thưởng thức đồ uống ngay tại chỗ.
Nguyên tắc cơ bản giúp thiết kế quầy bar nhà hàng chuyên nghiệp
Quầy bar là điểm vàng trong không gian kinh doanh của nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ khác. Vậy làm sao để thiết kế quầy bar nhà hàng thật ấn tượng và vận hành hiệu quả? Chủ đầu tư cần ghi nhớ những nguyên tắc do EDEN tổng hợp dưới đây!
Hài hòa với tổng thể và làm nổi bật phong cách riêng
Mỗi nhà hàng, khách sạn đều mang phong cách thiết kế riêng. Vì vậy, khi thiết kế quầy bar, cần đặc biệt chú ý đến đặc trưng của thương hiệu. Thông thường, các vật dụng trang trí quầy bar nên phù hợp màu sắc với không gian chung để tạo ra sự hòa hợp và tăng tính thẩm mỹ.
Lựa chọn kiểu dáng quầy bar nhà hàng phù hợp
Có nhiều gợi ý về kiểu dáng quầy bar mà chủ kinh doanh có thể tham khảo từ các đơn vị setup. Các kiểu dáng phổ biến bao gồm: Bar chữ L, C, O, U…
- Dáng quầy bar chữ L: Phổ biến trong nhà hàng hiện nay và phù hợp với bar đồ uống. Nên kết hợp với ghế chân cao để phục vụ khách ngay tại quầy.
- Dáng quầy bar chữ C: Mềm mại và phù hợp với nhà hàng, khách sạn có diện tích khiêm tốn.
- Dáng quầy bar chữ U: Được ưa chuộng trong các nhà hàng ăn uống, tạo điểm nhấn và phục vụ linh hoạt từ 2 phía.
- Dáng quầy bar chữ O: Hỗ trợ gọi đồ từ mọi phía, đặc biệt thích hợp cho dạng bar đảo và cho phép nhân viên chế biến từ nhiều phía của quầy.
Tiêu chuẩn chiều cao
Tiêu chuẩn chiều cao quyết định liệu thực khách có cảm thấy thoải mái không? Nhân viên pha chế và đầu bếp có làm việc hiệu quả không? Do đó chủ đầu tư phải nghiên cứu kỹ để thiết kế chiều cao của quầy bar.
Theo tiêu chuẩn, chiều cao của quầy bar thường dưới 1m. Kích thước này giúp cho nhân viên pha chế và đầu bếp có thể làm việc thuận tiện nhất, vì nó phù hợp với tầm với của họ. Đồng thời, chiều cao này cũng cho phép họ có cái nhìn tổng quan về nhà hàng để phục vụ khách một cách hiệu quả.
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
An toàn và vệ sinh là điều kiện bắt buộc đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn. Ngoài mục tiêu đảm bảo sức khỏe của mọi thực khách, chú ý tiêu chuẩn vệ sinh còn giúp nâng tầm thương hiệu.
Nhiều người tự hỏi tại sao các thiết bị bar trong nhà hàng và khách sạn thường được làm từ inox. Quầy bar thường là nơi mà mọi hoạt động pha chế và chế biến diễn ra. Mặt quầy bar thường tiếp xúc với đồ uống, dầu mỡ và thức ăn và cũng phải chịu tác động nhiệt từ bếp gas, do đó chất liệu của thiết bị bar phải có độ bền cao.
Các thiết bị bar được gia công từ inox không chỉ có độ bền cao và chống han gỉ mạnh mẽ, mà còn đáp ứng tiêu chí về an toàn và vệ sinh. Hơn nữa, vật liệu inox dễ dàng hài hòa với không gian của nhà hàng và khách sạn.
Tối ưu không gian quầy bar
Quầy bar trong nhà hàng vừa là nơi diễn ra mọi hoạt động phục vụ khách hàng, vừa được tích hợp để gọi đồ và thanh toán hóa đơn. Do đó, bạn cần có phương án tối ưu hóa không gian của quầy bar giúp thúc đẩy tốc độ phục vụ.
Thiết kế của quầy bar thường bao gồm nhiều thiết bị khác nhau như quầy chậu rửa, quầy pha chế, quầy thu ngân, tủ đông lạnh, tủ bia,… Để tối ưu hóa khả năng phục vụ, các thiết bị này cần được tính toán kỹ lưỡng, sắp xếp một cách khoa học và đồng bộ.
Tiêu chuẩn về kích thước quầy bar nhà hàng
Tiêu chuẩn thiết kế quầy bar nhà hàng là hạng mục quan trọng mà các chủ đầu tư cần chú ý khi lên kế hoạch thi công nhà hàng. Đây là không gian làm việc của nhân viên và cũng có thể là nơi phục vụ khách hàng. Do đó, chủ đầu tư cùng các kiến trúc sư cần phải tính toán kỹ lưỡng về kích thước tiêu chuẩn của quầy bar khi lên ý tưởng và bản vẽ, nhằm đảm bảo cả về mặt công năng và thẩm mỹ trong quá trình sử dụng.
Kích thước quầy bar
Quầy bar được coi là bộ mặt của nhà hàng, vì vậy cả bước thiết kế và thi công đều được giám sát chặt chẽ. Khu vực này cần có diện tích và không gian vừa phải, không quá rộng cũng không quá hẹp để tránh gây khó chịu cho thực khách và nhân viên phục vụ. Dưới đây là một số chỉ số về tiêu chuẩn kích thước quầy bar nhà hàng mà chủ đầu tư cần lưu ý khi thiết kế và thi công:
Kích thước chiều dài quầy bar
Kích thước quầy bar nhà hàng thường quy định chiều dài nằm trong khoảng từ 1,2m đến 1,5m. Tuy nhiên, chiều dài này có thể biến đổi tùy thuộc vào quy mô và diện tích của nhà hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng cụ thể.
Kích thước chiều cao quầy bar
- Quầy bar 1 tầng: Quầy bar một tầng thường có chiều cao lý tưởng từ khoảng 1m trở xuống. Ở Việt Nam kích thước phổ biến cho quầy bar này thường là từ 0,8m đến 0,85m, trong khi ở các quốc gia châu Âu kích thước tiêu chuẩn thường là từ 0,9m đến 1m.
- Quầy bar 2 tầng: Tiêu chuẩn chiều cao tổng quầy là 1,1-1,2m và khoảng cách 2 tầng quầy cách nhau từ 25-30 cm.
Kiểu dáng quầy bar
Hiện nay có rất nhiều kiểu dáng quầy bar nhà hàng đa dạng và mới lạ. Mỗi kiểu dáng mang những ưu điểm riêng phù hợp với không gian và đặc thù của từng nhà hàng. Đồng thời, kiểu dáng quầy bar còn tạo ra sự kích thích và tò mò cho thực khách khi trải nghiệm ẩm thực tại nhà hàng. Dưới đây là một số kiểu dáng quầy bar nhà hàng được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng và áp dụng phổ biến:
Quầy bar chữ L
Đây là một trong những kiểu dáng cơ bản nhất trong thiết kế quầy bar cho nhà hàng. Với lối thiết kế 2 mặt linh hoạt, quầy bar chữ L dễ dàng phù hợp với mọi không gian, đặc biệt là không gian nhà hàng có diện tích khiêm tốn.
Quầy bar chữ C
Quầy bar hình chữ C là lựa chọn phổ biến ở các nhà hàng hiện đại lẫn cổ điển. Kiểu dáng này thích hợp cho các không gian vừa và nhỏ có diện tích khiêm tốn. Đường cong mềm mại của quầy chữ C không chỉ tạo ra một vẻ đẹp mỹ quan mà còn giúp bao phủ khu vực quầy, tạo cảm giác kín đáo, tinh tế và dễ chịu cho cả khách hàng và nhân viên.
Quầy bar chữ U
Thiết kế quầy bar hình chữ U mang tính nghệ thuật cao và tạo dấu ấn độc đáo, thích hợp cho những nhà hàng có quy mô lớn. Quầy bar hình chữ U thường chiếm nhiều diện tích nhưng lại mang lại không gian lưu trữ đồ phục vụ và tận dụng được nhiều chỗ ngồi xung quanh quầy, phục vụ cho những khách hàng muốn trải nghiệm ẩm thực trực tiếp tại quầy và muốn hiểu thêm về cách chế biến món ăn từ các đầu bếp.
Quầy bar hình chữ nhật
Đây là một trong những kiểu quầy bar phổ biến trong thiết kế nhà hàng hiện nay. Kiểu này không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn rất đơn giản. Tuy nhiên, quầy bar chữ nhật thường không gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Do đó, để thu hút khách các chủ đầu tư thường kết hợp ánh sáng và chất liệu sáng tạo để tạo ra dấu ấn riêng cho quầy bar.
Tiêu chuẩn về chất liệu khi thiết kế quầy bar nhà hàng
Thiết kế quầy bar trong nhà hàng chất liệu đá
Mặt bàn quầy bar là nơi thường xuyên tiếp xúc với rượu, lửa, nước, vì vậy cần có khả năng chống thấm, chống cháy và độ bền cao. Để đảm bảo điều này, các công trình do EDEN thực hiện thường ưu tiên sử dụng vật liệu như đá granite, đá nhân tạo trong quá trình thi công.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể tự do sáng tạo mặt đứng quầy để tạo điểm nhấn hấp dẫn nhất. Sử dụng đa dạng chất liệu như tre, gỗ, đá, gạch và kết hợp chúng hài hoà với ánh sáng và phong cách thiết kế của nhà hàng.
Thiết kế quầy bar trong nhà hàng chất liệu gỗ
Ngoài vật liệu đá, EDEN thường áp dụng các loại chất liệu gỗ nhân tạo như gỗ laminate, gỗ thông… cho các công trình với phong cách truyền thống như Nhật, Hàn để nổi bật concept chủ đạo. Đây cũng là các loại gỗ có giá thành thấp, độ bền cao, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, không gian phía sau quầy bar – tủ chứa rượu sẽ góp phần tạo điểm nhấn cho không gian. Như vậy, khi thiết kế cần đặt những vật phẩm độc đáo, các loại rượu, đồ uống,… Để đảm bảo độ chịu đựng của những vật phẩm này, tủ quầy thường được gia công bằng gỗ, vừa mang lại tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo chắc chắn.
Xu hướng thiết kế quầy bar nhà hàng được yêu thích nhất 2024
Chủ đầu tư có thể tham khảo các mẫu thiết kế quầy bar dưới đây và áp dụng cho nhà hàng của mình.
Mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng phong cách sang trọng, hiện đại
Quầy bar nhà hàng đẹp theo phong cách châu Âu không sử dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ, thay vào đó ưa chuộng các gam màu đơn sắc như trắng hoặc xám nhạt kết hợp với tông đen hoặc tông nâu gỗ để tạo cảm giác hiện đại và sang trọng cho quán. Hơn nữa, xu hướng tối giản trong thiết kế sẽ giúp không gian trở nên rộng hơn, mang lại sự trẻ trung, tươi mới và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng phong cách cổ điển
Phong cách cổ điển, xưa cũ hay vintage mang lại cho khách hàng cảm xúc hoài niệm về những thời kỳ xưa. Đây là một ý tưởng thiết kế quầy bar khá thú vị. Dưới đây là hình ảnh của một quầy bar được thiết kế theo phong cách châu Âu những năm 1850. Kiến trúc sư đã sử dụng thùng gỗ, gạch nứt, đèn bão và trần gỗ thấp một cách hài hòa.
Mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng hình dạng đa giác
Quầy pha chế thường được bố trí theo thiết kế chữ L, chữ C hoặc chữ U nhưng ý tưởng thiết kế quầy bar hình đa giác cũng là một lựa chọn sáng tạo để tối ưu hóa diện tích sử dụng của quán. Để tạo sự cân bằng với các góc cạnh của hình đa giác, kiến trúc sư có thể sử dụng đèn tròn hoặc ghế tròn.
Mẫu thiết kế quầy bar mini dành cho nhà hàng nhỏ
Quầy bar nhà hàng đẹp kích thước mini thích hợp cho các nhà hàng nhỏ, ưu tiên bán mang về hoặc bán qua ứng dụng đặt hàng. Đối với những quán có diện tích hạn chế, bước thiết kế quầy bar ít được chú trọng hơn. Tuy nhiên bạn vẫn phải đảm bảo có đủ giá kệ để sắp xếp đồ dùng theo chiều cao, giúp tối ưu hóa diện tích của quán. Khi thiết kế quầy bar đừng quên để lại một lối đi để khách hàng có thể đứng order và chờ lấy đồ một cách thuận tiện.
Mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng độc lập
Mẫu quầy bar này được thiết kế cho những nhà hàng có không gian rộng. Quầy bar chỉ phục vụ mục đích duy nhất là order và pha chế, còn khách hàng sẽ thưởng thức đồ uống ở khu vực khác. Vì vậy, khu vực pha chế của mẫu thiết kế quầy bar này được đặt độc lập, tách rời khỏi các khu vực khác. Phương án này giúp giảm tiếng ồn và tạo ra không gian riêng tư, thoải mái hơn cho khách hàng khi họ trò chuyện.
Lưu ý khi thiết kế quầy bar, quầy pha chế trong nhà hàng
Thiết kế 1-2 trạm pha chế
Quầy bar trong nhà hàng thông thường chỉ có 1 – 2 trạm pha chế. Đây là nơi nhân viên pha chế phục vụ các đồ uống và thức ăn nhanh cho khách hàng. Để đáp ứng được nhu cầu này, khu vực trạm pha chế cần được trang bị đầy đủ kệ úp ly/cốc, tủ đựng nguyên liệu pha chế, thùng đá, chậu rửa, thùng rác và các phụ kiện trang trí để tạo điểm nhấn.
Ghế quầy bar
Ghế quầy bar là một phần không thể thiếu để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Dù là nhà hàng phục vụ ẩm thực Việt, Nhật, Hàn, món Âu, hay món Hoa,… thì đều cần những chiếc ghế chất lượng, êm ái để khách có thể ngồi thoải mái.
Các mẫu thiết kế quầy bar trong nhà hàng thường sử dụng loại ghế cao từ 80 – 110cm, cao hơn so với ghế bàn ăn thông thường. Khoảng cách từ ghế đến mặt bàn thường từ 25 – 30cm giúp khách hàng thoải mái hơn trong suốt thời gian thưởng thức các món ăn. Ngoài chiều cao, hãy cân nhắc chọn ghế có tựa lưng để khách ngồi chắc chắn và thoải mái hơn trong quá trình ăn uống.
Vật liệu mặt bàn
Mặt bàn quầy bar thường tiếp xúc với các nguyên liệu pha chế và chịu tác động lớn trong quá trình chế biến đồ uống. Vì vậy, chất liệu của mặt bàn bar cần được lựa chọn kỹ, đảm bảo chống bám bẩn, chống thấm và có khả năng chịu lực tốt.
Trong thiết kế quầy bar nhà hàng hiện nay, các chủ đầu tư thường ưa chuộng sử dụng mặt bàn làm từ đá (tự nhiên hoặc nhân tạo), gỗ tự nhiên, inox, tôn,… để đảm bảo độ bền chắc theo thời gian. Điều này giúp bảo vệ và duy trì tính thẩm mỹ của quầy bar trong suốt thời gian dài.
Đường dây điện riêng
Khu vực quầy bar thường sử dụng các loại máy móc pha chế có công suất cao như máy ép, máy xay, lò nướng,… Do đó, hệ thống điện cho quầy bar cần được thiết kế đặc biệt để đảm bảo cung cấp đủ công suất và tránh tình trạng chập điện khi sử dụng.
Decor phía sau quầy bar
Nhiều chủ đầu tư thường bỏ qua khu vực phía sau quầy bar mà quên rằng đây là nơi thực khách thường quan sát nhiều nhất. Thay vì để phần này trống trải, bạn cần tạo điểm nhấn và ấn tượng. Khu vực này có thể được trang trí bằng cách đặt kệ, tủ rượu thu hút sự chú ý hoặc decor bằng vật phẩm trang trí mang tính nghệ thuật cao.
Chú ý phong thủy
Khi thiết kế quầy bar cho nhà hàng, cân nhắc tuân thủ các nguyên tắc phong thủy để đảm bảo ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh sau này. Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư EDEN bạn nên áp dụng các nguyên tắc sau:
- Đặt quầy bar ở phía bên phải nhìn ra bên ngoài từ trong nhà hàng. Vị trí này được coi là hợp phong thủy, giúp tăng cơ hội “giữ tiền” của khách hàng.
- Tránh đặt các thiết bị như bình nước nóng, lò nướng điện gần khu vực bàn thu ngân, vì có thể gây ra tình trạng hao tài. Két tiền nên được đặt ở vị trí khuất tầm mắt để tránh việc tiền bạc lộ tài.
EDEN – Dịch vụ thiết kế, thi công quầy bar nhà hàng trọn gói
EDEN đã thành công với hàng trăm dự án thiết kế quầy bar cho nhà hàng, quán café, khách sạn và nhiều không gian kinh doanh khác. Các dự án thiết kế, thi công nhà hàng do EDEN thực hiện đều được đánh giá cao bởi đối tác. Phương án của chúng tôi xuất phát từ thực tế kinh doanh và ý tưởng của khách hàng, sau đó tối ưu hóa công năng và không gian sử dụng.
Quy trình thực hiện một dự án thiết kế quầy bar nhà hàng của EDEN được thực hiện như sau:
- Khảo sát thực tế để hiểu rõ mong muốn khách hàng và bản sắc thương hiệu.
- Nghiên cứu và tư vấn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và vốn đầu tư của khách hàng.
- Thiết kế bản vẽ 2D – 3D, có phối cảnh chi tiết để bạn có cái nhìn tổng quan.
- Xưởng sản xuất đồ nội thất và thực hiện thử nghiệm vận hành.
- Lắp đặt thiết bị và đồ nội thất cần thiết sau đó tiến hành nghiệm thu dự án.
- Dịch vụ bổ sung gồm: bảo hành và hỗ trợ khách hàng sau khi giao dự án.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan về các tiêu chí quan trọng khi thiết kế quầy bar cho nhà hàng. Hãy tham khảo nhiều mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng để tìm ý tưởng ưng ý nhất. Đừng ngần ngại liên hệ với EDEN để được tư vấn và cung cấp giải pháp hoàn hảo nhất với nhu cầu kinh doanh của bạn nhé!
Xem thêm:
Kinh nghiệm thiết kế nhà vệ sinh nhà hàng chuẩn phong thuỷ
Lưu ý nên tham khảo ngay khi chọn phong cách thiết kế nhà hàng
Tiêu chuẩn và nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp
Ý tưởng trang trí sân khấu nhà hàng được yêu thích hiện nay
Kiến trúc sư với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm thực tế dày dặn cùng gu thẩm mỹ cao đã tạo nên các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Tính ứng dụng đi kèm với sự sáng tạo là điều tiên quyết trong mỗi sản phẩm mà anh luôn tâm đắc.