Thiết kế phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Kích thước phòng bếp tiêu chuẩn và đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt là bao nhiêu? Đây là những câu hỏi mà mọi người khi thi công nhà ở đều đặt ra. Phòng bếp là một nơi quan trọng để kết nối các thành viên trong từng bữa ăn hằng ngày. Chính vì thế phải có thiết kế diện tích phòng bếp hợp lý là một điều quan trọng. Hôm nay hãy cùng Eden tìm hiểu một số không gian phòng bếp hợp lý cùng những lưu ý đi kèm nhé!
Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý nhất?
Tùy thuộc vào toàn bộ diện tích nhà ở và số lượng thành viên trong gia đình của bạn mà sẽ có sự phân chia kích thước phòng bếp hợp lý. Sắp xếp diện tích phòng bếp hợp lý sẽ tạo nên được một không gian phòng bếp để các thành viên sinh hoạt thoải mái, người nội trợ cũng cảm thấy hứng thú khi nấu ăn hơn. Bên cạnh đó có được diện tích phòng bếp hợp lý, bạn sẽ tự do trang trí không gian phòng bếp theo ý mình muốn. Vậy phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Tất cả phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Kích thước phòng bếp phải được tính toán thật kỹ vì phải chứa rất nhiều vật dụng, phần lớn không gian phòng bếp là nơi chứa nhiều đồ nội thất nhất trong nhà. Từ máy móc, vật dụng nấu nướng, tủ, bàn,…Vì đây đều là những nội thất có kích thước lớn, cho nên đòi hỏi phải được thiết kế với diện tích phòng bếp hợp lý.
Hiện nay, kích thước phòng bếp hợp lý ở Việt Nam phải tối thiểu 12m2 để gia chủ dễ dàng bài trí các nội thất và thoải mái trong việc di chuyển qua lại. Tuy nhiên, diện tích phòng bếp hợp lý cũng có thể nằm khoảng 15m2, 20m2, 22m2, 25m2, … tùy theo diện tích không gian sống. Ở thành phố, những gia đình có không gian hạn chế hay nhà thiết kế theo kiểu nhà phố, căn hộ chung cư thì kích thước phòng bếp cũng sẽ nhỏ theo. Còn đối với những căn biệt thự, penthouse thì sẽ có không gian phòng bếp rộng và thoáng đãng hơn.
Bạn đừng quá lo lắng vì không gian phòng bếp không nhất thiết phải theo một nguyên tắc đo lường nào vì nó phụ thuộc vào ý thích và nhu cầu của gia chủ nhiều hơn. Để có được một diện tích phòng bếp hợp lý, kiến trúc sư và bạn cần ngồi lại để bàn với nhau tìm ra những câu hỏi như: bạn sẽ để những nội thất nào trong không gian phòng bếp? Tổng diện tích sàn nhà là bao nhiêu? Mặt sàn bài trí những không gian nào? Tất cả sẽ tạo nên những quyết định, phương án cụ thể để phân chia kích thước phòng bếp hợp lý.
Sắp xếp từng nội thất trong phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý?
Phân chia không gian phòng bếp theo nguyên tắc tam giác
Khi tiến hành cân đo kích thước phòng bếp, phải tuân theo quy tắc tam giác đó là phải có nơi để tủ lạnh, bếp nấu và bồn rửa chén. Đây là ba khu vực cần thiết và quan trọng không thể thiếu, nơi lưu trữ nguyên vật liệu, nơi nấu nướng và nơi sơ chế và làm sạch nguyên vật liệu. Khi biết cách sắp xếp ba vị trí này phù hợp, người nội trợ và các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy thoải mái khi bước vào không gian phòng bếp. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số điều để có diện tích phòng bếp hợp lý:
- Chiều dài ba cạnh tam giác có tổng là 3m6-8m. Nhất định phải tối thiểu con số này vì nếu nhỏ hơn sẽ khiến không gian phòng bếp trở nên chật chội và khó chịu. Gây khó khăn trong việc di chuyển.
- Chiều dài mỗi cạnh khoảng 1m2-2m7 tạo không gian di chuyển thoải mái cho các thành viên.
Khoảng trống giữa các nội thất trong bếp
Sau khi đã tính toán kỹ vị trí cho từng không gian, bạn cần phải phân chia khoảng cách giữa các không gian này. Việc này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng của người nội trợ. Đặc biệt cần phải có không gian đi lại khi nấu ăn, sử dụng bếp và bồn rửa.
- Khoảng trống giữa bồn rửa và bếp ga: ít nhất 60cm để có chỗ để sơ chế, bỏ vật dụng chuẩn bị nấu nướng. Khoảng trống này vừa đủ để bạn thực hiện các thao tác nấu ăn. Vừa có thể rửa nguyên vật liệu, vừa nấu nướng dễ dàng.
- Khoảng trống bồn rửa và tủ lạnh: khoảng phù hợp nhất là từ 50-80cm. Khoảng cách này không quá xa cũng không quá chật, thuận lợi cho bạn lấy thức ăn từ tủ lạnh ra để sơ chế. Với diện tích này, bạn có thể đặt lò vi sóng, máy sinh tố hay nồi chiên cũng đều được. Kiến trúc sư sẽ khéo léo bố trí các ổ cắm điện để bạn dễ dàng sử dụng.
Khoảng cách đi lại dễ dàng khi nấu nướng
- Không gian từ bàn đảo đến tủ lạnh khoảng 1m – 1m2.
- Không gian từ bàn đảo đến kệ bếp khoảng 90cm – 1m2.
- Không gian từ bàn đảo đến tường bếp 1m– 1m2.
- Không gian từ bàn đảo đến tủ lạnh khoảng trên 90cm.
Bạn nên bố trí bàn đảo ở giữa để thuận tiện di chuyển đến các không gian khác trong phòng bếp.
Nguyên tắc bài trí nội thất trong phòng bếp hợp lý và hiện đại
Sau khi đã tính toán đc diện tích phòng bếp hợp lý, bạn sẽ đi đến bước tiếp theo là chọn mẫu không gian phòng bếp yêu thích và xem xét đến khía cạnh phong thủy cho căn nhà. Dù nhà phố, căn hộ chung cư hay biệt thự sang chảnh, cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc bố trí không gian phòng bếp dưới đây:
Nguyên tắc hình chữ U
Đối với nguyên tắc hình chữ U, bộ ba kệ bếp, chậu rửa, tủ lạnh sẽ được bố trí theo hình chữ U. Cụ thể, nơi để đồ ăn, nơi sơ chế và thực hiện nấu nướng sẽ tạo thành hình chữ U hoàn chỉnh. Tủ bếp trên và kệ bếp dưới sẽ tuân theo nguyên tắc chữ U, bạn sẽ có không gian trống tạo chỗ để trưng bày các vật dụng khác. Điểm mạnh của nguyên tắc chữ U đó là tối ưu được không gian và tăng khoảng trống để người nội trợ dễ dàng đi lại trong quá trình nấu ăn. Bên cạnh đó, dạng không gian phòng bếp chữ U rất phù hợp cho những ngôi nhà có kích thước phòng bếp hạn chế.
Nguyên tắc hình chữ L
Đối với nguyên tắc không gian phòng bếp chữ L, tủ lạnh, gian bếp và bồn rửa sẽ được sắp xếp theo hình chữ L. Điểm mạnh của nguyên tắc này chính là có thể tận dụng hết góc chết, “ăn gian” diện tích phòng bếp hợp lý. Ngoài ra, về mặt thẩm mỹ, phòng bếp hình chữ L mang lại không gian hiện đại, thông minh và sang trọng.
Người nội trợ và các thành viên trong gia đình không còn cảm thấy bất tiện khi di chuyển mà ngược lại rất thoải mái trong quá trình sinh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí thêm cây xanh, tranh treo tường tùy theo sở thích của mình.
Nguyên tắc hình chữ I
Đối với những kích thước phòng bếp hạn chế, bạn có thể sử dụng nguyên tắc chữ I. Điểm mạnh của nguyên tắc này chính là tận dụng được không gian cả hai góc bếp. Chúng có độ liên kết cao tất cả các không gian phòng bếp. Bạn có thể tham khảo một số mẫu bếp nguyên tắc hình chữ I dưới đây:
Tìm hiểu kích cỡ của các loại đồ nội thất phòng bếp hợp lý và chuẩn nhất
Kích cỡ tủ bếp thích hợp nhất
Không gian nhà bếp là thứ không thể thiếu cho một căn nhà, căn hộ chung cư, nhà phố,… Khi tiến hành thi công nhà bếp, phải tuân theo các nguyên tắc phía trên để nhận được một không gian gọn gàng và thông minh, hiện đại.
Để tiết kiệm không gian và chứa đồ nhiều hơn, kiến trúc sư sẽ thiết kế tủ bếp cả trên và dưới. Tủ bếp dưới tạo thành kệ nấu ăn, thuận tiện cho người nội trợ dễ dàng phát huy năng lực nấu nướng cho cả nhà. Vậy phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Bàn bếp dưới cần có chiều cao tối thiểu từ 81-86cm. Đây là khoảng kích thước thích hợp nhất và cũng đáp ứng được vấn đề phong thủy cho không gian nhà bếp. Chiều sâu của bếp dưới khoảng 60cm. Bạn nên lựa chọn vật liệu đá cho bếp ga, bồn rửa để tạo nên sự sang trọng.
Với tủ bếp trên nên được thiết kế khoảng từ 80cm cho chiều rộng và chiều sâu khoảng giao động 35-45cm. Chiều sâu không nên quá rộng sẽ rất khó trong quá trình lấy đồ của người nội trợ. Bên cạnh đó, khoảng cách 60-70cm từ tủ bếp dưới lên tủ bếp trên là khoảng thích hợp nhất trong tầm với của người nội trợ.
Trung bình, một người nội trợ sẽ có khoảng sải tay 60-70cm. Tính thêm các khoảng lặt vặt thì tới 1m7. Tóm lại, nên bố trí tủ bếp áp tường khoảng khoảng 1m7-1m9 sẽ tạo điều kiện cho người nội trợ nấu ăn dễ dàng.
Nhìn chung, để sở hữu một diện tích phòng bếp hợp lý, cần giao động từ 2m5-3m là bạn đã có được một không gian phòng bếp thoải mái và tiện ích. Bên cạnh đó, bạn có thể trang trí một vài đồ nội thất nhỏ xinh để tạo điểm nhấn cho không gian.
Size quầy bar bếp hợp lý
Đối với những không gian bếp thoải mái hơn về diện tích, trang bị quầy bar sẽ giúp gian bếp thêm đẳng cấp và sang chảnh. Ngoài dùng để thưởng thức đồ uống sau ngày dài làm việc mệt mỏi, đây cũng có thể là nơi để mọi người ngồi lại tâm sự với nhau.
Chiều cao thích hợp cho quầy bar là khoảng 70-80cm, chiều sau khoảng 40-60cm. Khoảng cách của quầy bar gắn liền với kệ bếp hoặc bàn đảo khoảng 1m-1m2.
Lựa chọn ghế quầy bar cũng là một điều quan trọng. Bạn nên chọn những loại ghế có thiết kế nhỏ gọn và sang trọng. Chiều cao hợp lý của những chiếc ghế nằm giao động ở 60-80cm. Tuy nhỏ nhắn nhưng bạn phải đảm bảo có đế chân chắc chắn.
Size bàn đảo chuẩn nhất cho không gian phòng bếp
Bàn đảo cần có size nằm khoảng 81-86cm cho chiều cao. Chiều sau tính từ mặt bàn đến góc khoảng 60cm, độ dài thì tùy thuộc vào không gian tổng thể. Lưu ý, đây là size gợi ý, bạn có thể tùy chọn kích thước bàn đảo dựa theo khoảng diện tích thực tế của gian bếp.
Top những sai lầm thường gặp khi thi công không gian phòng bếp
Sau đây là những sai lầm thường hay gặp khi tiến hành thi công không gian phòng bếp:
Không chú trọng đến thiết kế bồn rửa – bếp – tủ lạnh theo nguyên tắc tam giác
Đối với không gian phòng bếp, đầu tiên bạn cần làm đó là tính toán kích thước cho các khu vực bồn rửa – bếp – tủ lạnh, nguyên tắc tam giác được đặt ra sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được không gian rất nhiều và còn tạo điều kiện di chuyển dễ dàng cho bạn.
Với bồn rửa, đây là nơi cần có không gian thoải mái và cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Đa số mọi người khi thi công bồn rửa, đều chỉ quan tâm đến việc nó phải được đặt gần ống nước để thuận tiện cho việc rửa rấy và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải để ý đến chiều cao và kích thước của bồn rửa có thuận tiện cho bạn sinh hoạt hay không.
Dù là thiết kế bếp theo kiểu hình chữ L, U hay I thì bạn cũng phải tuân theo nguyên tắc tam giác cho ba không gian đó là không gian sơ chế, nấu nướng và lưu trữ thức ăn. Khoảng cách giữa các khu vực này tối thiểu là 1m và tối đa là 2,5m. Bạn có thể để kích thước xa hơn chỉ một chút nhưng tuyệt đối không được nhỏ hơn vì nó sẽ gây ra sự chật chội trong quá trình nấu nướng.
Không tận dụng hết các không gian phòng bếp
Có rất nhiều không gian đang bị bạn lãng phí mà bạn sẽ không ngờ. Đặc biệt đối với những kích thước phòng bếp lớn, gia chủ sẽ chỉ suy nghĩ làm sao để sử dụng hết toàn bộ không gian. Khi không có sự bố trí hợp lý và khoa học, mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn và không thông minh. Những nơi mà bạn có thể sử dụng được đó hốc sau cửa, đầu tủ lạnh, nóc lò vi sóng, những móc treo trên tủ bếp,…
Nếu lựa chọn những tủ bếp có kích thước dài, bạn có thể sử dụng các ngăn đựng kiểu lửng (ngay ngang tủ).
Lãng phí không gian trong thiết kế không gian phòng bếp chữ U
Thường thì khi thiết kế phòng bếp chữ U, mọi người thường không sử dụng triệt để mọi không gian trong lối thi công này. Đa phần, mọi người có thể biết và tận dụng góc sát đáy chữ U để tạo một không gian bàn nấu nhỏ. Bạn có thể bố trí thêm bàn mini để trưng thức ăn đã nấu xong. Hoặc bạn có thể làm một quầy bar nhỏ với trang trí dễ thương để các thành viên trong gia đình giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Không lấy được ánh sáng mặt trời
Ánh sáng là yếu tố quan trọng góp phần mang lại sự thoải mái cho người nội trợ trong quá trình nấu ăn. Có nhiều người nghĩ rằng, không gian phòng bếp thì chỉ có nấu nướng và không hoạt động nhiều nên không cần quá chú trọng đến vấn đề ánh sáng. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Việc phòng bếp càng sáng sẽ tạo nên một không gian hiện đại và thông thoáng, tạo nguồn cảm hứng nấu ăn rất tốt.
Cụ thể, trong quá trình dùng dao, những vật sắc nhọn để sơ chế thức ăn, nếu như không có ánh sáng đầy đủ sẽ gây ra tai nạn trong nấu nướng. Bạn cần trang bị ánh sáng ở khu vực sơ chế thức ăn vì đây là nơi bạn cần ánh sáng nhiều nhất. Ngoài ra, việc trang bị ánh sáng tự nhiên sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn, đặc biệt là vấn đề về mắt. Thêm vào đó, ánh sáng chiếu tốt sẽ giúp bạn làm sạch nguyên vật liệu dễ dàng và đảm bảo hơn.
Bỏ qua sự lựa chọn đá ốp mặt bếp, tường bếp
Có rất nhiều gia đình vì để tiết kiệm chi phí mà lựa chọn những vật liệu kém chất lượng để thi công không gian phòng bếp. Thế nhưng những chất liệu “rởm” sẽ khiến độ bền của phòng bếp kém đi và ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ rất nhiều. Bạn nên lựa chọn kính hay đá Granite cho phòng bếp để đảm bảo trong quá trình nấu ăn dầu không bị dính lên tường gây bẩn và rất mất vệ sinh.
Không sử dụng nội thất thông gió, hút mùi hôi
Nếu bạn sở hữu một kích thước phòng bếp khá lớn nhưng chỉ lắp máy hút mùi hay không lắp bất kỳ thiết bị thông gió, hút mùi nào cả thì đây là một điều thiếu sót.
Hiện nay, các không gian phòng bếp đều được các kiến trúc sư thiết kế theo phong cách mở. Cụ thể là kết nối không gian phòng khách, phòng ngủ và gian bếp chung một khu vực. Nếu như bạn không sử dụng hệ thống thông gió, hút mùi thì sẽ làm mùi dầu mỡ có thể lan ra không gian khác, gây ảnh hưởng quá trình sinh hoạt và khó chịu cho các thành viên trong gia đình.
Có rất nhiều công dụng mà hệ thống hút mùi, thông gió mang lại, ngoài công dụng như tên gọi của nó, hệ thống thông gió còn giúp điều hòa và lưu thông không khí rất tốt.
Đặt sai vị trí đảo bếp
Thông thường, các gia chủ sẽ đặt vị trí đảo bếp (nơi đặt bồn rửa, bếp nấu) ở giữa. Đây là một quan niệm xưa và bạn có thể làm tốt hơn nữa.
Đối với một đảo bếp thích hợp sẽ có kích thước chiều rộng 60cm, dài 1,2m. Bạn phải lựa chọn kích thước đảo bếp phù hợp, không được quá chật hay quá rộng có thể gây ảnh hưởng trong quá trình nấu nướng. Đối với những không gian phòng bếp có chiều dài chiếm nhiều hơn so với chiều rộng, đảo bếp thường dài tối thiểu 3,5m, chiều sâu tối thiểu 2,5m.
Bắt trend xu hướng
So với việc theo trend xu hướng, bạn nên lựa chọn những đồ nội thất phù hợp với không gian phòng bếp và phong cách mà bạn yêu thích. Bởi lẽ, có những loại nội thất chỉ hot một thời, chúng sẽ khiến bạn nhàm chán và gây ra tốn kém một khoảng chi phí khác để sắm sửa lại.
Tự mình thiết kế mà không nhờ đến sự tư vấn của kiến trúc sư
Để thiết kế được nội thất và diện tích phòng bếp hợp lý, đòi hỏi phải có sự tư vấn và lên phương án xây dựng từ những kiến trúc sư có hiểu biết. Việc bạn tự lên ý tưởng sẽ rất tốn kém thời gian và tiền bạc.
Điểm mạnh của một kiến trúc sư đó là họ nắm rõ được các xu hướng hiện nay, thi công nội thất khoa học và luôn đảm bảo được vấn đề phong thủy. Họ biết kết hợp các chất liệu với nhau và luôn biết điều chỉnh bản vẽ kịp thời khi bạn muốn thay đổi một thứ gì đó mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức.
Những mẫu không gian phòng bếp đẹp và có cách bố trí hợp lý
Sau đây là một số mẫu phòng bếp thông minh được Eden chọn lọc và muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có những quyết định mới lạ trước khi bắt đầu thi công không gian phòng bếp.
Gian bếp với kích thước 12m2
Mặc dù đây là không gian nhỏ nhất trong những mẫu chọn lọc nhưng nó vẫn là không gian diện tích phòng bếp hợp lý. Với kích thước phòng bếp 12m2, đủ để các bà nội trợ tự do trổ tài nấu nướng và gian bếp cũng sẽ được vệ sinh dễ dàng.
Tone màu cho gian bếp 12m2 là tone trắng để giúp “ăn gian” diện tích và thông thoáng hơn. Để không gian phòng bếp không quá đơn điệu, bạn có thể trang trí thêm cây xanh, ghế nhỏ có hình dáng dễ thương.
Gian bếp có kích thước 15m2
Với kích thước phòng bếp 15m2, bạn có thể sử dụng tone màu trắng hoặc trầm sáng tùy ý. Kiến trúc sư sẽ thiết kế không gian 15m2 theo quy tắc chữ L để bạn có thể tận dụng được hết diện tích phòng bếp cũng như để tối ưu hóa diện tích. Điểm mạnh của nguyên tắc chữ L trong thi công không gian phòng bếp đó là người nội trợ có thể thuận tiện di chuyển nấu nướng, các thành viên cũng thoải mái sinh hoạt cùng nhau.
Bạn có thể chọn vật liệu gỗ laminate có công dụng chống trầy cực cao và độ bền thì khỏi phải bàn. Với gian bếp, hãy ưu tiên lựa những gam màu dịu nhẹ, hài hòa cho mắt để có cảm giác thoải mái để nấu nướng.
Gian bếp với kích thước 20m2
Đây là một diện tích phòng bếp hợp lý và rộng rãi nhất. Với 20m2 bạn có thể tự do lựa chọn phong cách thiết kế theo sở thích. Dưới đây là một số mẫu phong cách gian bếp 20m2 bạn có thể tham khảo.
Những lưu ý về kích thước khi thiết kế không gian phòng bếp
Trước khi bắt đầu thi công thiết kế phòng bếp, hãy lưu ý một số điều liên quan đến kích thước phòng bếp, diện tích phòng bếp hợp lý để trang bị nội thất đi kèm.
Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý để thoải mái trang bị nội thất?
Để sở hữu được diện tích phòng bếp hợp lý bạn cũng cần phải tuân thủ một vài điều sau:
- Không trang bị rèm cửa sổ gần gian bếp.
- Tạo điều kiện đón nhận ánh sáng mặt trời tốt nhất có thể.
- Sử dụng đèn nhân tạo cho những nơi hay qua lại và hoạt động nấu nướng nhiều nhất.
- Tủ lạnh phải được đặt ở vị trí dễ sử dụng nhất.
- Hệ thống thông gió, hút mùi hôi là những nội thất cần thiết.
- Cửa sổ nên được đặt ở gần khu vực sơ chế.
Nơi đặt các dụng cụ và trang thiết bị nấu nướng
Dựa vào những đồ nội thất mà bạn có ý định đặt vào gian bếp mà sẽ có những lựa chọn tone màu phù hợp. Trước tiên, không gian phòng bếp chỉ cần tối đa hai màu kết hợp. Cụ thể bạn có thể sử dụng tone trắng hoặc tone trung tính để không gian thoáng đãng hơn hết. Đặc biệt, tone trắng chính là tone phù hợp nhất vì nó có thể kết hợp với bất kỳ màu sắc nào của nội thất. Tone trắng cũng là tone mang đến sự tinh tế, sang trọng và hiện đại cho không gian.
Nếu bạn yêu thích sự táo bạo và riêng biệt, bạn có thể thêm một vài màu sắc nhỏ để làm điểm nhấn trên các mảng tường. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo các quy tắc phối màu, không nên phối quá nhiều màu hoặc phối màu quá đậm, sẽ gây mất thẩm mỹ. Bạn có thể sử dụng họa tiết hoa văn nhẹ nhàng để tạo điểm nhấn.
Ví dụ kích thước phòng bếp của bạn chỉ có 15m2, bạn nên chọn tone màu sáng làm chủ đạo cho không gian phòng bếp. Lựa chọn những nội thất gỗ tự nhiên hoặc công nghiệp tùy theo mức độ tài chính. Gỗ chính là nhân tố góp phần làm cho không gian hiện đại và thời thượng hơn. Ngoài ra, chỉ lựa chọn đồ nội thất thích hợp, tránh những món đồ không cần thiết hoặc ít dùng đến, chúng sẽ làm cho không gian của bạn thêm chật chội.
Với những kích thước phòng bếp lớn hơn, bạn cũng phải tuân theo nguyên tắc tam giác cho ba khu vực chủ chốt gian bếp, bồn rửa và tủ lạnh. Nếu thích sự mới mẻ, táo bạo, hãy chọn tone đen, xanh hoặc đỏ. Điểm mạnh của ba màu này chính là giữ cho phòng bếp luôn mới và sạch sẽ.
Độ cao của các trang thiết bị trong nhà bếp
- Độ cao tủ bếp dưới nếu trang bị thêm máy rửa chén âm tủ khoảng 900, độ rộng là 600.
- Độ cao tủ bếp trên, tủ bếp dưới và khoảng trống giữa 2 tủ này minh họa dưới hình.
- Độ cao của quầy mini bar khoảng 1100 – 1150 đối với phong cách người Việt. 1200 đối với phong cách người Châu Âu, Châu Mỹ.
- Độ cao nơi đặt lò vi sóng âm tủ khoảng 1200-1400 tính từ mặt đất.
- Độ cao tủ bếp dưới khi thêm máy giặt loại cửa ngang âm tủ là 1000. Độ cao vòi nước nếu có thêm máy giặt là 100, độ cao ổ cắm điện máy giặt là 1200.
- Độ cao tủ bếp dưới nếu trang bị thêm máy rửa chén âm tủ là 900. Độ rộng nếu có máy rửa chén là 600.
Độ cao bếp đảo loại tích hợp bàn sẽ dựa vào chiều cao của các thành viên trong gia đình và người nội trợ, cụ thể là:
- Độ cao bếp đảo tích hợp quầy bar sẽ từ 800-900, độ cao quầy bar khoảng 1150, độ cao từ mặt bếp nếu trang bị thêm máy hút mùi là 750.
- Độ cao bàn đảo không có bếp khoảng 750-800, đèn thả cách mặt bàn khoảng 750. Độ cao mặt ghế cách đáy bàn ít nhất 250 tạo cảm giác thuận tiện và dễ dàng ngồi hoặc đứng lên.
Eden Luxury Interior Design – Đơn vị thi công và thiết kế không gian phòng bếp chất lượng và uy tín
Để lên ý tưởng và thiết kế diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý, bạn cần một kiến trúc sư, một đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng của dự án. Không gian phòng bếp là nơi quan trọng, nó là nơi kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Những bữa cơm có ngon hay không cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các thiết kế không gian phòng bếp.
Eden Luxury luôn tự tin mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện dự án. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm trong việc thiết kế và thi công phòng bếp. Vậy phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Tùy vào không gian mà bạn sở hữu, hãy liên hệ với chúng tôi để có câu trả lời chính xác nhất. Ngoài ra, chúng tôi có xưởng mộc thi công trực tiếp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Hy vọng bài blog nội thất phía trên đã giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về thi công không gian phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Trước khi tiến hành thiết kế, bạn hãy lưu ý những vấn đề mà Eden đã chọn lọc về thiết kế kích thước phòng bếp, sắp xếp các nội thất trong nhà bếp hợp lý nhất có thể để có được một không gian phòng bếp ưng ý. Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn lựa đơn vị thi công nhà bếp uy tín, hãy tìm đến Eden – Đơn vị thi công nhà ở/nhà bếp hàng đầu Hà Nội. Ở đây, chúng tôi có đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của quý khách hàng!
Xem thêm:
Nên cân nhắc những điều sau trước khi thiết kế bếp gần cầu thang
Thi công mẫu nhà bếp có cửa sổ, nên hay không?
Lý do nên bạn nên thiết kế bếp phòng trọ cho riêng mình là gì?
Kiến trúc sư với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm thực tế dày dặn cùng gu thẩm mỹ cao đã tạo nên các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Tính ứng dụng đi kèm với sự sáng tạo là điều tiên quyết trong mỗi sản phẩm mà anh luôn tâm đắc.