Hiện tại ở thành phố với diện tích khá chật hẹp nhưng số lượng người sinh sống ngày càng đông, chính vì thế họ đang có xu hướng xây dựng những căn nhà tiết kiệm diện tích nhất những vấn đầy đủ tiện nghi, nhà ống chính là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Vậy cách bố trí các phòng trong nhà ống như thế nào là hợp lý, các bạn hãy cùng Eden Luxury khám phá các cách bố trí nhà khoa học ngay sau đây.
Nhà ống là gì?
Nhà ống là thiết kế nhà được sử dụng bổ phiến tại các ngôi nhà tại thành phố, các khu đô thị với chiều ngang khá nhỏ hẹp và chiều sâu khá lớn vì thế nên nói được gọi là nhà ống.
Khi thiết kế nhà ống sẽ có rất nhiều ưu điểm như:
- Nhà thiết kế khá đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp nên dễ thiết kế và chia các phòng trong nhà ống.
- Quá trình thiết kế nhà ống nhanh chóng và việc thi công diễn ra dễ dàng, tiết kiệm nhiều chi phí.
- Chúng ta không cần mất quá nhiều tiền đầu tư vào nhà ống nên đây là kiểu nhà phù hợp với tất cả mọi người.
Với nét đặng trưng của nhà ống như trên thì cách bố trí các phòng trong nhà ống cũng được thiết kế đặc biệt hơn để phù hợp với kết cấu của ngôi nhà. Khi thiết kế các phòng trong nhà ống bạn cần chú ý tuân thủ nguyên tắc để bố trí nhà ống một cách khoa học.
Tư vấn cách phân chia phòng trong nhà ống hợp lý
Vì nhà ống có bề ngang khá nhỏ nên cách phân chia các phòng trong nhà ống cần được thiết kế hợp lý để đảm bảo đầy đủ tiện nghi và an toàn cho gia đình. Bạn có thể tham khảo cách chia phòng đối với nhà ống như sau:
Đối với nhà ống có 1 tầng
Đây là mẫu nhà phổ biến nhất tại các vùng thôn quê. Đối với kiểu nhà ống này, chúng ta nên bố trí và thiết kế các phòng theo chiều dài của căn nhà, phòng khách nên được đặt ở vị trí phía trước, đầu tiên của ngôi nhà. Sau đó sẽ đến phòng ngủ phía sau phòng khách, tiếp theo là phòng bếp và vị trí cuối cùng sẽ là nhà tắm, nhà vệ sinh.
Đối với nhà ống thì bạn sẽ không có nhiều không gian để thiết kế sân, nơi trồng cây cảnh vì thế vị trí phía trước nhà chúng ta nên thiết kế một chỗ để xe thoáng đãng để ngôi nhà không bị u tối. Đây là cách bố trí các phòng trong nhà ống được nhiều người áp dụng hiện nay.
Đối với nhà ống có 2 tầng
Với loại nhà ống này, gia chủ sẽ có nhiều không gian hơn để bố trí các phòng trong gia đình. Bạn cũng có thể tham khảo các bố trí của chúng tôi như sau:
- Tầng 1: Chủ nhà có thể thiết kế một khoảng không gian phía trước để hình thành một tiểu cảnh kết hợp là nơi để xe của gia đình. Sau đó bạn sẽ thiết kế phòng khách ở tầng 1 và cuối cùng là bếp và các công trình phụ. Chúng ta sẽ không bố trí phòng ngủ tại tầng này. Bên cạnh đó tại tầng 1 chúng ta cũng cần có không gian trống để thiết kế cầu thang mà thông thường sẽ được đặt tại vị trí sau phòng khách.
- Tầng 2: Tại tầng này chúng ta sẽ thiết kế các phòng ngủ nơi sinh hoạt riêng của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, tại tầng 2 các bạn nên thiết kế phòng thờ cúng riêng để thuận tiện cho việc thờ cúng tổ tiên. Bạn có thể thiết kế thêm phòng vệ sinh tại phòng ngủ để thuận tiện hơn.
Đối với nhà ống có 3 tầng
So với các loại nhà ống 1 và 2 tầng thì loại nhà ống 3 tầng có diện tích rộng hơn hẳn chính vì thế mà gia chủ có thể thiết kế ngôi nhà với nhiều tiện nghi hơn.
- Tầng 1: Bạn có thể bố trí tương tự như tầng 1 của nhà ống 2 tầng, cũng có tiểu sảnh, nơi để xe, phòng khách, cầu thang lên trên, phòng bếp và cả công trình phụ. Đối với thiết kế nhà ống thì nên phân theo khu vực để bố trí các phòng để có thể tận dụng tối đa không gian của ngôi nhà.
- Tầng 2: Sẽ là không gian riêng tư của mỗi thành viên bao gồm phòng ngủ và nhà vệ sinh. Tùy vào nhu cầu và diện tích còn dư mà chúng ta có thể thiết kế phòng ngủ tích hợp với nhà vệ sinh hoặc làm riêng.
- Tầng 3: Tại tầng này sẽ là không gian phòng thờ của gia đình. Phần không gian còn lại có thể bố trí thêm không gian vui chơi, giải trí tại nhà. Hoặc cũng có thể làm nơi trông thêm nhiều loại cây cảnh hoặc trồng rau sạch.
Cách bố trí vật dụng nội thất trong các phòng tại nhà ống
Cách bố trí các vật dụng, đồ nội thất tại nhà ống cũng khá quan trọng trong việc tạo nên không gian khoa học và hài hoà cho căn nhà. Vậy chúng ta cần lưu ý những gì khi bố trí nội thất trong nhà ống?
Bố trí nội thất tại phòng khách
Đối với phòng khách thì cửa chính và cầu thang là 2 thiết kế khá quan trọng.
Cửa chính: Nên bố trí tại nơi thông thoáng, không bị các vậy lớn cản trở hoặc chắn ngang. Nên thiết kế cửa chính hợp với phong thuỷ, không đặt cửa tại vị trí đường vòng cung hoặc đường gấp khúc, đường không đâm thẳng vào nhà. Đặc biệt nên thiết kế cửa chính cao hơn đường.
Về cầu thang: nên thiết kế cầu thang thẳng/ uốn cong và không nên thiết kế theo kiểu xoắn ốc, vì theo phong thuỷ thì cầu thang dạng xoắn ốc sẽ không mang lại nhiều vận may cho gia đình.
Phòng khách trong thiết kế nhà ống mang phong cách hiện đại với đầy đủ tiện nghi và nội thất cao cấp, sang trọng. Cầu thanh lên tầng nên thiết kế cạnh phòng khách, gia đình cũng có thể tiết kiệm diện tích bằng cách tận dụng gầm cầu thang để các loại nội thất như tivi, hoặc tủ đựng tivi. Nhà ống rất hẹp về bề ngang nên chúng ta hãy tận dụng tất cả các góc của phòng khách để đặt các chậu cây xanh hoặc các bình hoa trang trí.
Bố trí nội thất tại phòng bếp
Đối với bố trí nội thất phòng bếp, chúng ta không nên đặt bếp gần khu vực nhà vệ sinh, không để lưng bếp tựa vào cửa sổ, không tựa lưng bếp ra không gian trống. Tuyệt đối không đặt bếp dưới giường và không thiết kế bếp gần với nước.
Để tận dụng không gian một cách hiệu quả nhất thì bạn có thể bố trí phòng bếp và phòng ăn chung với nhau để có thêm nhiều không gian trống thiết kế thêm những tiện nghi cần thiết.
Bố trí nội thất tại phòng ngủ
Phòng ngủ là không gian riêng tư của mỗi người, là nơi để mọi người thư giãn vì thế nên chọn những cách bố trí nội thất giúp mọi người cảm thấy thoải mái. Với phong cách hiện đại được thiết kế khá đơn giản chúng ta nên lựa chọn những nội thất đa năng, thiết kế tủ âm tường để căn phòng gọn gàng và tiết kiệm diện tích.
Đối với giường ngủ bạn không nên đặt cạnh bếp hoặc đặt trên bàn, không đặt giường phía dưới xà ngang, quạt trần và dầm nhà, không đặt giường phía dưới các vật dụng sắc nhọn. Đầu giường quay về các hướng tốt, tuyệt đối đầu giường không quay ra cửa sổ, cửa chính và nhà vệ sinh.
Nếu như phòng ngủ có diện tích rộng hơn thì bạn có thể đặt thêm cây xanh tại phòng để có thể làm đẹp cho phòng và giúp điều hòa không khí tại phòng ngủ.
Bố trí nội thất công trình phụ
Công trình phụ sẽ bao gồm nhà tắm và nhà vệ sinh cần phải được thiết kế một các thông thoáng, kín đáo nhưng không được ẩm thấp và tối để tránh gây cảm giác khó chịu đối với mọi người. Nên thiết kế nhà vệ sinh với nhiều cửa sơ và gắn kính để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn. Tuyệt đối không thiết kế khu bếp và phòng thờ, giường ngủ và cửa chính gần với nhà vệ sinh.
Bố trí ban công và sân thượng
Ban công được xem là thiết kế khá quan trọng trong nhà ống vì nó giúp cho ngôi nhà trở nên thoáng mát và thoải mái hơn. Đối với ban công chúng ta có thể thiết kế nhiều cây xanh kết hợp với bộ bàn ghế để có không gian thư giãn tuyệt vời ngay tại nhà. Tận hưởng bầu không khí thiên nhiên trong lành sẽ giúp mọi người dễ chịu hơn.
Một số mẫu thiết kế phân chia các phòng trong nhà ống hợp lý
Trên đây là những các bố trí các phòng trong nhà ống mà Eden Luxury muốn chia sẻ đến các bạn, hi vọng rằng các bạn sẽ lựa chọn được mẫu thiết kế nhà phù hợp với gia đình.
Xem thêm:
Các mẫu nhà ống cấp 4 đẹp sang hiện đại.
Top mẫu thiết kế nhà ống 3×15 mới nhất.
Kiến trúc sư với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm thực tế dày dặn cùng gu thẩm mỹ cao đã tạo nên các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Tính ứng dụng đi kèm với sự sáng tạo là điều tiên quyết trong mỗi sản phẩm mà anh luôn tâm đắc.